Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bỗng dưng con thay tính đổi nết: Coi chừng trẻ bị trầm cảm

Tạp Chí Giáo Dục

Ti hi tho truyn thông giáo dc sc khe ch đ: “Trm cm hc đưng” do Vin Sc khe tâm thn quc gia – Bnh vin Bch Mai t chc, các bác sĩ tâm lý khng đnh, các ri lon trm cm tr em cũng ging ngưi ln, tuy nhiên có vài s khác bit. V mt cm xúc, tr d cáu gin, bùng n hoc ngưc li th ơ, tuyt vng, t chi mi hot đng, sng thu mình. Khí sc ca tr thưng trm vào bui sáng, gương mt bơ ph và thiếu đng lc, mt quan tâm, tư duy và vn đng chm chp. Khi b trm cm, tr có ý đnh t sát cao hơn ngưi ln. Vì vy, cha m, giáo viên hãy quan tâm đến nhng thay đi dù là nh nht ca tr đ trách hu qu đáng tiếc có th xy ra…


Mi s thay đi trong gia đình cũng như  trưng hc đu có th là nguyên nhân khiến hc sinh b trm cm (nh ch mang tính minh ha)

Tr b trm cm có nguy cơ t sát cao

Theo các bác sĩ tâm lý, trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống, kém tập trung.

ThS.BS Lê Công Thiện – Trưởng phòng Tâm thần trẻ em và vị thành niên, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia – cho biết: “Tuổi học đường là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý, vì vậy trẻ rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Trẻ em ở độ tuổi này có khả năng nhận thức được các tác nhân gây căng thẳng như xung đột gia đình, sự chỉ trích hoặc không đạt thành tích trong học tập… Trầm cảm ở tuổi học đường làm ảnh hưởng đến sự tăng cân và phát triển cơ thể, ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường và các mối quan hệ bạn bè hoặc gia đình. Tỷ lệ trẻ mắc trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát cao hơn ở người lớn. Có thể nói, rối loạn trầm cảm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi tự sát ở trẻ em”.

Tr em n d b trm cm hơn tr em nam

Trầm cảm ở lứa tuổi học đường có thể do nhiều nguyên nhân. Về mặt sinh học có thể là do di truyền, thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, thay đổi cấu trúc giải phẫu não bộ hay thay đổi nồng độ hormone.

Nguyên nhân về tâm lý xã hội, theo các bác sĩ, có thể trẻ bị áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội. Bên cạnh đó là sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ theo tuổi, ám ảnh bởi những đau thương thời thơ ấu hoặc do lối sống không lành mạnh. Những sự kiện tiêu cực trong đời sống như sự mất mát người thân yêu, cha mẹ ly hôn, chứng kiến tự sát đều có liên quan đến sự khởi phát trầm cảm ở trẻ em. Tuy nhiên, sự khởi phát trầm cảm ở trẻ em không chỉ từ những biến cố lớn mà những sự kiện căng thẳng nhỏ trong đời sống như phải bỏ học, bố mẹ mất việc, gia đình mâu thuẫn, khó khăn tài chính trong gia đình, người thân ốm… cũng có thể gây nên các triệu chứng của trầm cảm.

BS Thiện nhấn mạnh: “Tương tác gia đình có vai trò quan trọng đối với sự khởi phát triệu chứng trầm cảm. Phong cách giáo dục của cha mẹ đã được xác định là yếu tố chính trong sự điều chỉnh về mặt tâm lý ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Hành vi của cha mẹ được nghiên cứu trên 2 góc độ: sự ấm áp và kiểm soát. Sự ấm áp có liên quan đến những khía cạnh như sự gắn bó, bày tỏ tình cảm, sự tôn trọng và quan tâm tích cực của cha/mẹ hoặc người chăm sóc chính. Trầm cảm ở trẻ em có liên quan đến nhận thức của chúng về việc được chấp nhận hoặc bị từ chối bởi người chăm sóc”.

Ngoài ra, di truyền cũng là yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ. Nghiên cứu trên trẻ sinh đôi cho thấy, hệ số di truyền của rối loạn trầm cảm điển hình đã được xác định là 40-50%, trong đó khoảng 40% ở nữ và 30% ở nam.

BS Thiện chia sẻ thêm, khả năng di truyền ở trẻ nữ bị trầm cảm cao hơn ở trẻ nam. Tỷ lệ trầm cảm ở trẻ sinh đôi cùng trứng là 65% – 75%, trong khi trẻ sinh đôi khác trứng là 14% – 19%. Điều đáng chú ý là những cặp bố mẹ bị trầm cảm thì có tỷ lệ con cái mắc trầm cảm tăng gấp 3 đến 4 lần so với những bố mẹ khỏe mạnh. Mức độ phơi nhiễm với trầm cảm trong các giai đoạn trước/sau khi sinh được coi là đặc biệt quan trọng.

Hãy đ mt đến mi thay đi ca tr

Các rối loạn trầm cảm ở trẻ tuổi học đường cũng giống ở người lớn, tuy nhiên có vài sự khác biệt. Về mặt cảm xúc, trẻ dễ bị kích thích, khả năng kiềm chế thấp nên dễ cáu giận, bùng nổ. Trẻ trở nên thờ ơ, tuyệt vọng, từ chối mọi hoạt động, sống thu mình. Khí sắc của trẻ thường trầm vào buổi sáng, gương mặt bơ phờ và thiếu động lực, mất quan tâm, tư duy và vận động chậm chạp, gặp các vấn đề về hiệu suất, thành tích, suy giảm nhận thức. Trẻ bị rơi vào trạng thái lo âu, chán ghét, thiếu tự tin, tự trách bản thân, nghiền ngẫm và lo sợ tương lai.

Nhiều trẻ thể hiện qua triệu chứng cơ thể như ăn uống kém ngon miệng, mệt mỏi, mất ngủ, không có khả năng thư giãn và nghỉ ngơi. Một số trẻ trầm cảm cố gắng bù đắp cho lòng tự trọng thấp bằng cách làm hài lòng người khác nên trẻ có thể xuất sắc trong học tập và cư xử tốt. Vì vậy trầm cảm của trẻ có thể không được chú ý.

“Khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, đặc biệt là khi trẻ thoáng nói đến ý tưởng muốn chết, các bậc cha mẹ hoặc người thân của trẻ nên đưa trẻ đến khám để được tư vấn ở các bệnh viện chuyên khoa…”, BS Thiện khuyến cáo.

Ngc Hà

Bình luận (0)