Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bong gân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bước trật thềm, vận động sai tư thế, chống đỡ khi té ngã… đều là những hành động có thể gây trẹo và đau đớn, thậm chí đơ cứng và tụ máu.

Cơn đau điếng bất thường trong khi vận động có thể là dấu hiệu của giãn dây chằng – Ảnh: Shutterstock

Bong gân là dấu hiệu giãn dây chằng của một hoặc nhiều nơi. Các khớp vận động ở những mức độ khác nhau, tùy mức nghiêm trọng mà người ta có cách xử lý khác nhau:

– Bong gân nhẹ: dây chằng bị giãn nhưng không rách hoặc đứt.

– Bong gân vừa: một phần hoặc một chùm dây chằng bị rách.

– Bong gân nặng: dây chằng của một khớp bị đứt.

Khi bị bong gân, chúng ta không chỉ căn cứ vào sự đau đớn và quan sát vết sưng tại chỗ mà tự đánh giá mức độ nghiêm trọng của tai nạn. Trong trường hợp bong gân nặng, nếu không xử trí đúng và kịp thời thì nguy cơ tái diễn sẽ xảy ra, thậm chí sẽ hạn chế các cử động hoặc làm cho đau đớn hơn. Do vậy, mức độ nặng nhẹ thế nào phải do bác sĩ chuyên môn đánh giá.

Nguyên nhân gây bong gân phổ biến là do sự cố khi chơi thể thao, té ngã, đi bộ hay chạy nhanh. Đối tượng có nguy cơ bong gân cao là những người béo phì hoặc quá gầy, người cao tuổi, các vận động viên, những người đã có tổn thương bên trong. Các triệu chứng khi bong gân là cảm nhận được tiếng rách kèm với cơn đau điếng trong thời gian ngắn hoặc kéo dài, sưng khớp, tụ máu bầm, khó cử động và không di chuyển được. Để ngăn ngừa tình trạng bong gân, nên tránh mang giày gót cao khi đi trên mặt bằng gồ ghề, chọn giày phù hợp cho mỗi hoàn cảnh, thận trọng khi đi xuống dốc hoặc cầu thang, khởi động làm nóng trước khi chơi thể thao hay tập luyện, thường xuyên vận động khớp để tăng sức bền bỉ và thích nghi với những động tác nhanh.

Trong trường hợp bị bong gân, việc xử trí tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự cố và vùng bị thương:

– Nên ngưng mọi hoạt động và không di chuyển; dùng nước đá để giữa hai lớp khăn và chườm nơi bong gân, 2 – 3 lần trong ngày.

– Nghỉ ngơi vài ngày, nếu cần di chuyển nên dùng nạng. Khi nằm nên gác chân lên cao khoảng 10 cm so với tim, để cho máu lưu thông dễ dàng hơn và giúp tan máu bầm.

– Sử dụng băng thun để cố định khớp nơi bị thương. Xoa bóp vùng đau với dầu ngâm tỏi và quấn băng mềm.

– Bổ sung kẽm, silicium và đồng (gan bê, hào, hạt bí, bột ca cao, mè, mực ống, rong biển, ngũ cốc, hành, tỏi…) trong vòng 2 – 3 tuần.

– Dùng nước hầm xương bò với rau củ, 2 lần mỗi ngày, trong khoảng một tuần.

Minh Quân (TNO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)