Nhịp cầu sư phạmGương sáng

“Bông hoa Thảo” tỏa hương dâng đời

Tạp Chí Giáo Dục

8 năm gn bó vi Trưng Tiu hc Quang Trung (qun Sơn Trà, TP.Đà Nng), cô giáo Vũ Th Tho đưc bn bè, đng nghip gi bng cái tên trìu mến: “Bông hoa Tho”. Không ch hăng hái trong phong trào Đoàn, nhit tình h tr tr khuyết tt hòa nhp, cô Tho còn tham gia h tr bnh nhân chy thn trong nhng ngày dch Covid-19 bùng phát mnh…


Cô Vũ Th Tho trong mt tiết dy cho tr hòa nhp

Khơi dy s t tin cho hc trò

Quê ở Thái Bình, bén duyên với học trò miệt biển Mân Thái (Sơn Trà) 8 năm trước – Một quãng thời gian chưa dài nhưng với các em học sinh ở đây, cô giáo Vũ Thị Thảo là người mẹ, người bạn để những lúc khó khăn các em tìm đến chia sẻ. Năm nào lớp cô Thảo cũng có ít nhất 1 trẻ khuyết tật học hòa nhập. Việc giúp các em hòa nhập được luôn là điều mà cô đau đáu. Cô luôn tìm cách khơi dậy khả năng tư duy của học trò, một cách kiên nhẫn. “Đối với trẻ hòa nhập, nhất là với các em mắc chứng tăng động thì mình cần tạo niềm tin cho trẻ, để trẻ tin mình, cùng với sự động viên, khuyến khích kịp thời sẽ tạo cho các con sự tự tin và mở lòng chia sẻ với cô giáo. Từ đó sẽ tập cho các em tiếp cận được các kiến thức cũng như các thói quen tốt hàng ngày”, cô Thảo chia sẻ.

Để làm được điều đó, ngoài trái tim yêu trẻ, cô Thảo thường xuyên tham dự các lớp tập huấn để nắm bắt tâm lý trẻ cũng như học hỏi thêm các phương pháp dạy trẻ hòa nhập. Cô Thảo bảo, khi giáo viên quan tâm, lắng nghe, tôn trọng mọi ý kiến của trẻ, dù là ý kiến rất nhỏ, tạo điều kiện cho các em được bộc lộ thì từ đó trẻ phát triển, hòa nhập được rất tốt. Mặt khác, trong công tác chủ nhiệm cô cũng luôn giải thích cho các bạn cùng lớp hiểu để yêu thương trẻ hòa nhập, tạo được môi trường học đường thân thiện.


Cô Tho cùng đng nghip quyên góp sách tiếp sc hc trò nghèo đến trưng

Giữa những ngày TP.Đà Nẵng bùng phát dịch Covid-19, học sinh dừng đến trường. Cậu bé M.B, học sinh lớp 3 rất vui khi cô giáo Thảo đến tận nhà thăm hỏi. M.B là trẻ khuyết tật học hòa nhập. Năm trước, M.B đến trường nhưng không có giờ nào chịu ngồi yên trong lớp. Em thường chạy ra khỏi lớp nhìn theo lá cờ hoặc máy bay trên bầu trời. Cô Thảo đã bắt đầu những ngày đầu năm học đầy gian nan với cậu học trò vừa tiếp nhận. Ngọt ngào và kiên nhẫn, dần dần M.B lấy lại được sự tập trung và ngồi yên trong giờ học. “Không chỉ thế, M.B còn tham gia phát biểu, nêu ý kiến của mình trước lớp. Em đã có sự tiến bộ rõ rệt và rất tin tưởng cô giáo, điều gì cũng chia sẻ với cô”, cô Thảo kể. Có trẻ mắc chứng tăng động, sau một năm dưới sự hỗ trợ của cô Thảo đã trở thành học sinh có học lực khá. Cô Thảo chia sẻ: “Tôi luôn tìm cách khơi dậy trong học trò sự đam mê. Trao cho các em cơ hội thể hiện mình với bạn bè, khẳng định bản thân và được ghi nhận. Từ đó các em dần tự tin và tiến bộ hơn”.

Chiến sĩ trên mt trn chng dch

Là Bí thư Chi đoàn trường tiểu học Quang Trung, cô Thảo hoạt động tích cực trong mọi phong trào, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong 2 năm nay. Đợt Đà Nẵng giãn cách xã hội vào tháng 7-2020, cô Thảo là một trong 6 người đầu tiên xung kích đi tình nguyện vào khu cách ly dành cho bệnh nhân chạy thận. Chuyến đi dự kiến trong vòng 15 ngày, cô Thảo xác định đi là sẽ ở lại và dặn dò hai con nhỏ bảo ban chăm sóc nhau.


Cô Tho h tr ti đim tiêm chng vc-xin phòng Covid-19

Nơi cô Thảo đến nhận nhiệm vụ là khu vực dành cho đối tượng bệnh nhân nặng, có nhiều bệnh nền. Công việc tình nguyện có nhiều áp lực so với các khu cách ly khác. “Với số lượng người khoảng gần 200 người cả bệnh nhân và người nhà, ngoài y bác sĩ, ban đầu chỉ có 3 thanh niên tình nguyện, khối lượng công việc rất nhiều. Mỗi ngày chúng tôi dọn dẹp vệ sinh, giao đồ ăn, hỗ trợ tiếp tế từ ngoài vào, cập nhật thông tin về sức khỏe của bệnh nhân. Quan trọng nhất là nắm bắt thông tin biến chuyển bệnh của bệnh nhân để báo cáo lên bác sĩ chuyên môn”, cô Thảo kể.

“Nhng lúc khó khăn, tôi luôn tâm nim vic mình làm là hưng thin, nêu gương cho hc trò và con tr v tinh thn sn sàng vì cng đng. Hnh phúc là chia s và cho đi”, cô Tho bc bch.

Kết thúc 15 ngày, đáng lý được về nhà với con nhưng cô Thảo là trưởng nhóm tình nguyện, đã nắm rõ quy trình, đầu việc hằng ngày, quen với các bệnh nhân và thấy họ thật sự cần mình nên cô quyết định xung phong ở lại. “Những ngày đầu, các bệnh nhân bị áp lực tâm lý vì suy nghĩ và lo lắng về dịch bệnh, nhiều người mệt mỏi và mất ngủ, bệnh trở nặng. Hiểu được điều đó, tôi thường xuyên liên hệ, động viên để họ suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn”.

Với cô Thảo, 33 ngày trong khu cách ly là một quãng thời gian khó quên. Tròn 1 năm sau đó, tháng 7-2021, dịch lại bùng phát mạnh, Đà Nẵng thực hiện nghiêm phương châm “ai ở đâu ở yên đó”, thêm một lần nữa, cô giáo Vũ Thị Thảo lại xung phong làm tổ trưởng tổ cung ứng lương thực thực phẩm của cả khu vực phường Mân Thái. Cái tên “chị nuôi” của phường có từ đó. Mỗi ngày của cô Thảo là những cuộc điện thoại liên hệ tìm các đầu mối cung ứng, trung gian liên lạc giữa phường và các tổ dân cư, từ 5 giờ sáng đến nửa đêm. Có khi vừa về tới nhà chưa kịp thay quần áo đã phải đi tiếp vì xe chở thực phẩm đến. Công việc phân chia cho bà con được thực hiện ngay trong đêm để kịp sáng mai giao đến từng nhà. Cô Thảo bảo, lo nhất là lương thực, thực phẩm cho trẻ nhỏ và thuốc men cho người già. Cô liên hệ khắp nơi để tìm nguồn.

Phan L

Bình luận (0)