Kết thúc ngày thi thứ nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011-2012. Các thí sinh (TS) tại Hà Nội đã có thể thở phào với đề Văn mở và đề Lý không quá khó.
Năm nay, với phương châm làm thật nghiêm túc kỷ luật trường thi và vấn đề phao thi, các điểm thi tại Hà Nội đã vắng hẳn bóng phao thi.
Học sinh nội thành: Hào hứng với đề mở
Kết thúc buổi thi môn Văn, dù được nhận định là đề Văn hơi "khó" đối với học sinh trung bình những hầu hết các TS trong TP đều rất hào hứng bởi: Một lần nữa, đề Văn mang tính chất mở đã làm giảm bớt áp lực học thuộc cho TS.
Tại điểm thi Trường THCS Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội có 13 phòng thi. Các TS khi rời phòng thi đều cho rằng, đề Văn không khó, nhưng để đạt được điểm 8 hay 9 rất khó. Bởi câu 1 có tính bất ngờ, câu 2 mang tính mở, chỉ có câu 3 là có khả năng gỡ điểm.
Em Nguyễn Duy Khang, tại điểm thi Trường THCS Nhân Chính nói: "Đề thi không phải học thuộc nhưng cũng khó đối với khối A như em".
Em Nguyễn Thị Hà, tại điểm thi Trường THCS Phan Đình Giót, cho biết: "Đề thi này rõ ràng tránh được việc học thuộc lòng của các bạn. Nhưng bản thân em, học khối C, ôn tập môn Văn thường xuyên hơn cũng thấy khó đạt được điểm cao".
Chiều cùng ngày, các TS bước vào bài thi môn Lý với hình thức thi trắc nghiệm. Như những lần thi trước, hầu hết các ý kiến đều cho rằng đề Lý dài, nhưng không quá khó. TS nắm vững kiến thức hoàn toàn có thể đạt được điểm trên trung bình.
Học sinh nội thành: Hào hứng với đề mở
Kết thúc buổi thi môn Văn, dù được nhận định là đề Văn hơi "khó" đối với học sinh trung bình những hầu hết các TS trong TP đều rất hào hứng bởi: Một lần nữa, đề Văn mang tính chất mở đã làm giảm bớt áp lực học thuộc cho TS.
Tại điểm thi Trường THCS Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội có 13 phòng thi. Các TS khi rời phòng thi đều cho rằng, đề Văn không khó, nhưng để đạt được điểm 8 hay 9 rất khó. Bởi câu 1 có tính bất ngờ, câu 2 mang tính mở, chỉ có câu 3 là có khả năng gỡ điểm.
Em Nguyễn Duy Khang, tại điểm thi Trường THCS Nhân Chính nói: "Đề thi không phải học thuộc nhưng cũng khó đối với khối A như em".
Em Nguyễn Thị Hà, tại điểm thi Trường THCS Phan Đình Giót, cho biết: "Đề thi này rõ ràng tránh được việc học thuộc lòng của các bạn. Nhưng bản thân em, học khối C, ôn tập môn Văn thường xuyên hơn cũng thấy khó đạt được điểm cao".
Chiều cùng ngày, các TS bước vào bài thi môn Lý với hình thức thi trắc nghiệm. Như những lần thi trước, hầu hết các ý kiến đều cho rằng đề Lý dài, nhưng không quá khó. TS nắm vững kiến thức hoàn toàn có thể đạt được điểm trên trung bình.
TS thi tốt nghiệp THPT môn Văn (năm 2011) tại Trường Quang Trung, Hà Nội
|
Học sinh khu ngoại thành: Vẫn có người lệch tủ
Tại điểm thi Trường THPT Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, vẫn có những TS bước ra khỏi phòng thi sau môn Văn nói: "Em không ôn kỹ câu này". Do TS chỉ tập trung ôn kỹ những câu nhất định, mà những câu đó do các em nghe phong phanh tin đồn "sẽ vào" nên tập trung học nhiều hơn. "Em học kỹ nhất tác phẩm Rừng Xà Nu và Ông già và biển cả thì lại không vào câu nào"- Em Dương Thị Phượng nói.
Hiện tượng học tủ này, theo nhận định của chúng tôi là do các em có nghe về tin đồn lộ đề trước ngày thi Văn với đoạn tin được truyền cho nhau "Môn Văn chắc chắn sẽ vào tác giả Hemingway, phần văn học Việt Nam sẽ vào 3 tác phẩm Rừng Xà Nu, Việt Bắc và Tây Tiến". Thực tế đề thi môn Văn đã khẳng định hoàn toàn ngược lại.
Tại các trường ngoại thành như Xuân Khanh, Phúc Thọ, nhiều học sinh sau giờ thí môn Lý đã rất lo lắng, bởi các em còn chưa dám chắc vào khả năng làm bài của mình.
Ngày thi đầu suôn sẻ
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: "Trong ngày thi đầu tiên, Hà Nội chưa có hiện tượng bất thường nào xảy ra". Với môn Văn, Hà Nội chưa có TS, cán bộ coi thi nào bị đình chỉ coi thi, chỉ có 4 TS không được dự thi do đến muộn".
Trong ngày thi đầu tiên, tại tất cả các điểm thi hệ thống điện rất ổn định, giao thông thông suốt.
Theo quan sát của chúng tôi, vẫn có TS đến muộn tại các địa điểm thi. Đặc biệt, các TS thường bị "cuống" do phát hiện ra mình quên mang chứng minh thư nhân dân.
Với tinh thần “nói không với phao thi" các điểm trường trong khu vực nội thành hầu như không có phao thi rơi như mọi năm. Năm nay Hà Nội có gần 1.700 nhân viên, bảo vệ, côệm vụ tại các hội đồng coi ng an… làm nhithi trên địa bàn TP.
Hiện tượng học tủ này, theo nhận định của chúng tôi là do các em có nghe về tin đồn lộ đề trước ngày thi Văn với đoạn tin được truyền cho nhau "Môn Văn chắc chắn sẽ vào tác giả Hemingway, phần văn học Việt Nam sẽ vào 3 tác phẩm Rừng Xà Nu, Việt Bắc và Tây Tiến". Thực tế đề thi môn Văn đã khẳng định hoàn toàn ngược lại.
Tại các trường ngoại thành như Xuân Khanh, Phúc Thọ, nhiều học sinh sau giờ thí môn Lý đã rất lo lắng, bởi các em còn chưa dám chắc vào khả năng làm bài của mình.
Ngày thi đầu suôn sẻ
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: "Trong ngày thi đầu tiên, Hà Nội chưa có hiện tượng bất thường nào xảy ra". Với môn Văn, Hà Nội chưa có TS, cán bộ coi thi nào bị đình chỉ coi thi, chỉ có 4 TS không được dự thi do đến muộn".
Trong ngày thi đầu tiên, tại tất cả các điểm thi hệ thống điện rất ổn định, giao thông thông suốt.
Theo quan sát của chúng tôi, vẫn có TS đến muộn tại các địa điểm thi. Đặc biệt, các TS thường bị "cuống" do phát hiện ra mình quên mang chứng minh thư nhân dân.
Với tinh thần “nói không với phao thi" các điểm trường trong khu vực nội thành hầu như không có phao thi rơi như mọi năm. Năm nay Hà Nội có gần 1.700 nhân viên, bảo vệ, côệm vụ tại các hội đồng coi ng an… làm nhithi trên địa bàn TP.
Theo Thủy Fan
(PL&XH)
Bình luận (0)