Với doanh thu trong năm 2011 đạt 3,729 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm trước đó, Brazil đứng đầu “các nước sản xuất tân dược mới nổi” trong điều chế thuốc công nghệ sinh học.
Theo số liệu của hãng tư vấn quốc tế IMS Health được công bố tại một cuộc hội thảo về phát triển công nghệ sinh học công nghiệp tại Argentina, xếp sau Brazil là Trung Quốc (3,332 tỷ USD, tăng 23,2%), và Nga (2,095 tỷ USD, tăng 1,2%).
Ảnh minh họa. Internet.
Các vị trí tiếp theo thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Mexico, Rumani, Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan, Argentina, Indonesia, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam và Venezuela.
Theo báo cáo của IMS Health, 16 quốc gia trên đạt gần 15 tỷ USD doanh thu thuốc công nghệ sinh học, chiếm 9,5% tổng doanh thu trên thế giới. Trong giai đoạn 2007-2011 doanh số bán của các nước này tăng bình quân 21,6%/năm.
Trong khi đó, tốp 10 hãng dược phẩm đa quốc gia lớn nhất thế giới năm ngoái đạt 107,57 tỷ USD doanh thu thuốc công nghệ sinh học, chiếm 68,7% thị phần toàn cầu.
Tổng giám đốc Phòng công nghiệp tân dược Argentina (CILFA), Alfredo Chiaradia, cho biết trong 4 năm gần đây, doanh thu thuốc tân dược trên thế giới tăng trung bình 5%/năm, trong đó thuốc sinh học tăng 9% và các sản phẩm sinh học tương tự (biosimilar) đạt mức tăng cao nhất là 50%.
Hội thảo nhấn mạnh thuốc công nghệ sinh học có đóng góp ngày càng quan trọng cho hệ thống an sinh xã hội, bởi giá thành rẻ hơn, cho phép giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, các hãng tân dược đa quốc gia tìm cách hạn chế việc sử dụng các sản phẩm sinh học tương tự và các loại thuốc mới trên thị trường với lý do hiệu quả cũng như độ an toàn thấp. Theo ông Chiaradia, lý do của hành động này là các nước phát triển gặp khủng hoảng, buộc các hãng trên phải hướng tới các thị trường mới nổi, nơi họ phải cạnh tranh với các sản phẩm sinh học tương tự.
Quang Sơn (
Bình luận (0)