Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bữa cơm nghĩa tình cho trò nghèo

Tạp Chí Giáo Dục

Tm sáng sm, góc quán nh ca ch Nguyn Th Thùy Miên (43 tui) thôn Klu, xã Đakrông, huyn Đakrông (tnh Qung Tr), li nhn nhp bi tiếng nói cưi rng r ca nhng hc trò nghèo min núi ghé chân dùng ba sáng min phí. Ba ăn nghĩa tình m lòng trò nghèo y đã đưc ch Miên duy trì ngót 3 năm nay!

3 năm nay, ch Miên phát ba ăn sáng min phí cho hc trò nghèo

1.Chưa đến 7 giờ sáng, góc quán nhỏ của chị Miên đã đón hàng chục lượt học trò. Chị Miên cùng con gái tất bật cho nhân vào những ổ bánh mì để phát cho học trò, gương mặt luôn nở nụ cười tươi. Đã 3 năm như thế. Chị Miên nói: “Các cháu ở miền núi quá nghèo, bữa ăn ít được quan tâm. Góp được chút công sức cho các em những bữa sáng ấm lòng để đến lớp là hạnh phúc của chị. Cũng là cách chung tay cùng ngành giáo dục và xã hội ngăn chặn tình trạng bỏ, nghỉ học giữa chừng, cho các cháu thêm cái chữ”. Đều đặn mỗi ngày, chị Miên đều chuẩn bị trên dưới 100 suất ăn sáng cho khoảng 100 học sinh. Bà Hồ Thị Gấc (60 tuổi) bộc bạch: “Ngày nào tôi cũng đưa cháu đến nhận phần ăn sáng. Nếu không có chị Miên, tôi chẳng biết lấy gì để nấu ăn mỗi sáng cho cháu”.

Chị Miên không phải là người gốc ở huyện miền núi nghèo Đakrông. Quê chị ở tận tỉnh Quảng Nam. 30 năm về trước, chị theo bố mẹ ra Quảng Trị sinh sống. Tuổi thanh niên chị gặp và quý mến anh Nguyễn Văn Tăng rồi họ nên duyên chồng vợ. Hơn chục năm quần quật chắt bóp, cuộc sống dần trở nên khấm khá hơn. Chị Miên kể, 3 năm trước, một sáng mùa đông lạnh buốt, mưa phùn, chị chứng kiến cảnh 5 cháu nhỏ đi bộ  học từ vùng bản ra trường thị trấn, đói lả và lạnh cóng. Thương các cháu, chị Miên đưa các cháu vào nhà sưởi ấm, nấu nướng cho các cháu ăn, rồi lục tìm từ đống quần áo cũ của con mình, cho mỗi cháu chiếc áo ấm để tiếp tục đến trường. Sau lần đó, chị nghĩ nhiều hơn đến những đứa trẻ nghèo. Rồi chị bàn với chồng, tìm sự sẻ chia để lo cái ăn miễn phí cho hàng chục đứa trẻ. Số trẻ đó ngày càng đông lên hơn 100 cháu, toàn là những đứa trẻ con nhà nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, không có tiền ăn sáng. Bữa ăn ban đầu được duy trì tuần 2 bữa nhưng sau thấy các cháu hầu như không có cái ăn sáng, hôm nào quán chị không phát đồ ăn sáng, các cháu vẫn tìm đến hỏi. Thương các cháu nên chị vận động các mạnh thường quân chung sức tổ chức đều đặn suốt từ thứ hai đến thứ sáu.

2.Chị Miên kể, một phần cơ duyên đưa chị đến với công tác từ thiện xuất phát từ sự cảm động trong hành động của 3 đứa con chị. “Mỗi lần vào bản chơi, thấy các bạn đồng trang lứa hay nhà nào nghèo quá thì các con đều về hỏi tôi có gì để giúp họ không. Có lần cháu Thiện – con đầu của tôi hớt hải chạy về nhà bảo tôi, mẹ ơi, mẹ còn tiền không mẹ? Tôi tưởng con cần tiền có việc gì nên hỏi lại. Không ngờ con bảo, một người dân ở bản trên vừa mất, nhưng chưa có tiền mua quan tài. Con nói hay mẹ cho họ mượn đi, con thấy nhà đó cực khổ tội nghiệp quá. Nghe thế tôi ứa nước mắt xúc động và cũng hạnh phúc trước lòng tốt của con trai mình. Đó cũng là động lực để sau này tôi bắt đầu làm từ thiện”.

Cũng cách đây 3 năm, song song với việc tình nguyện lo bữa ăn sáng miễn phí cho hơn 100 em học sinh trên địa bàn, chị Miên xin phép chính quyền, ngành chức năng địa phương thành lập Câu lạc bộ (CLB) từ thiện mang tên Tâm Tâm. CLB có 3 thành viên, gồm chị và 2 người bạn, một ở thị trấn Krông Klang, một ở Húc Nghì, song họ đều hăng say hoạt động rất tích cực. Hàng năm, với số tiền tự nguyện đóng góp và quyên góp được từ các bạn bè hảo tâm khác, CLB Tâm Tâm đã tổ chức mua sắm, trao tặng áo ấm, sách vở cho hàng trăm trường hợp học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; giúp đỡ nhiều trường hợp là người già neo đơn những lúc ốm đau, bệnh tật trên địa bàn.

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)