Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bước chuyển mới của hạ tầng giao thông TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

H tng giao thông TP.HCM đang có bưc chuyn mình mnh m. Đc bit, trong khong 10 năm tr li đây, nhiu công trình giao thông trng đim đã và sp đưa vào s dng, thun li đ kết ni vùng phát trin kinh tế.


Cu Th Thiêm đang gp rút hoàn thành
 

Đu tư phát trin đng b

Sự thay đổi rõ rệt nhất gần đây là ở khu vực phía Đông TP. Tại đây, hạ tầng giao thông đô thị đa phương thức có nhiều chuyển biến mạnh mẽ với sự xuất hiện hàng loạt công trình trọng điểm như đường Mai Chí Thọ và đường hầm vượt sông Sài Gòn, đường Vành đai Đông TP (Vành đai 2), đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (Metro số 1)…

Những công trình này thuận lợi với vị trí địa lý trung tâm miền Đông Nam bộ, với hệ thống giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận. Như tuyến Metro số 1 từ Suối Tiên (Q.9) đến Bến Thành (Q.1) sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021; tuyến đường Vành đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch), tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1K; Xa lộ Hà Nội và các tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn – sông Đồng Nai…

Phía Đông TP cũng là khu vực đặc biệt thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics phân phối vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (cụm cảng Cát Lái – Phú Hữu) đường sắt, đường bộ (cảng ICD Long Bình, Bến xe Miền Đông mới) và đường thủy nội địa.

Nói đến mạng lưới giao thông của TP.HCM không thể không nhắc đến đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) vượt sông Sài Gòn. Đây là hạng mục quan trọng nhất trong dự án đại lộ Đông – Tây, nay là đường Võ Văn Kiệt kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm đến Quốc lộ 1A.

Bên cạnh việc giải tỏa áp lực cho cầu Sài Gòn, tuyến đường mới qua hầm rút ngắn thời gian từ trung tâm TP về các tỉnh miền Tây lẫn miền Đông, tạo nền tảng phát huy giao thương liên tỉnh. Hầm Thủ Thiêm góp phần lớn trong việc tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh ở phía Đông, giảm áp lực cho giao thông trung tâm và là động lực phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ngược dòng thời gian để trở lại với khu Nam Sài Gòn cách nay khoảng 20 năm mới thấy rõ sự phát triển về mọi mặt ở đây, trong đó không thể không nhắc đến hạ tầng giao thông. Một trong những cây cầu huyết mạnh lúc bấy giờ kết nối huyện Nhà Bè, Q.7 và Q.4 với trung tâm TP là cầu Kênh Tẻ. Khoảng cách giữa ngoại thành và nội thành được rút ngắn, quê gần với phố hơn. Sau đó có cầu Phú Mỹ nối Q.2; cầu Him Lam nối Q.7 với huyện Bình Chánh và Q.8… Rồi hàng loạt cây cầu Ông Lớn, Ông Bé… kết nối với các xã của huyện Bình Chánh khi đường Nguyễn Văn Linh được xây dựng phục vụ hạ tầng cho khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng – Nam Sài Gòn.

Cu tiếp ni cu

Ngấp nghé tuổi 80, ông Nguyễn Văn Tư (ngụ P.An Phú Đông, Q.12) không thể tin một ngày có cầu An Phú Đông được xây dựng bắc qua sông Vàm Thuật, để rồi bến phà cùng tên sẽ chỉ còn trong ký ức.

Ông Tư nhớ lại, những năm 80, dù đứng bên này (Q.12) gọi bên kia (Q.Gò Vấp) nghe rõ vậy mà đi lại cách trở. Lúc bấy giờ, những chiếc đò bé tẹo là phương tiện duy nhất từ bờ này sang bờ kia. Nay sắp có cầu mới, ai nấy cũng vui như mở cờ trong bụng.

Ông Tư trầm ngâm: “Có nhiều người không may nằm lại ở con sông này, già có, trẻ cũng có. Đó là những mảnh đời từ miền Tây trôi dạt theo con nước, rồi dừng lại nơi bến sông này mưu sinh. Nhắc lại quãng ấy buồn lắm. Có năm cả xóm chuẩn bị đón giao thừa, nghe tiếng kêu cứu là cả xóm tung cửa chạy ra, ai có xuồng bơi xuồng, ai không có thì bơi, lặn hụp mãi đến gần 5 giờ sáng mới tìm được xác”.

Ngược về phía Đông TP, mọi thứ thay đổi nhiều nhưng chúng tôi vẫn nhớ từng con đường nhỏ hai bên lau sậy ngút ngàn dẫn vào bến phà Thủ Thiêm. Bao năm sống trên sông nước rồi cũng đến ngày lên bờ sống quãng cuối đời, bà Nguyễn Thị Ba (P.Thủ Thiêm, Q.2) không quên bất kỳ luồng lạch nào trên sông Sài Gòn.

“Đó là quãng gia đình tôi sống bằng nghề đánh bắt cá, nhặt ve chai khu vực phà Thủ Thiêm cách đây nhiều năm. Từ quê hương Vũng Liêm, Vĩnh Long ngược xuôi theo con nước, rồi nhờ cái duyên mới cập lại nơi bến phà này. Có cầu Thủ Thiêm, việc mua bán ở bến phà này cũng trở nên khó khăn, lúc này mới chấp nhận cuộc sống trên bờ với nghề mua ve chai”, bà Ba tâm sự.

Bà Ba tiếp, thiệt tình ngày đó tôi không nghĩ rằng sẽ có cầu Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn đâu, cứ như trong mơ đấy. Tôi còn nghe nói có thêm cây cầu Thủ Thiêm 2 sắp hoàn thành nữa. Có cầu, đi cái vèo là tới, lại an toàn chứ ngày đó nửa đêm gà gáy phà không hoạt động muốn qua lại phải đi xuồng ghe cực khổ lắm. Đó là chưa kể những ngày mưa gió không biết sống chết lúc nào”, bà Ba nói.

Ấy là bà Ba chỉ biết có cây cầu Thủ Thiêm 1, Thủ Thiêm 2 chứ chưa có nhiều thông tin về các cây cầu Thủ Thiêm 3, Thủ Thiêm 4 mà TP đang gấp rút hoàn tất thủ tục để xây dựng trong thời gian tới. Cầu lại tiếp cầu, bờ lại nối bờ, hạ tầng giao thông phía Đông kết nối với phía Nam Sài Gòn và rút ngắn khoảng cách đi lại là niềm mong đợi của người dân TP.

Chưa hết, người dân TP còn đang chờ ngày cây cầu bộ hành dài 360m nối công viên cảng Bạch Đằng với công viên bờ sông Thủ Thiêm đưa vào sử dụng. Điều này minh chứng cho việc quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông của TP không chỉ giải quyết tình trạng ùn tắc, giảm lưu lượng phương tiện, kết nối đôi bờ mà còn đảm bảo sự hài hòa, gần gũi vốn có của Sài Gòn – Gia Định xưa và TP.HCM ngày nay. Đó là những kết nối liên hoàn, tạo đà phát triển cho một đô thị năng động, đoàn kết, sáng tạo và nghĩa tình mà chính quyền và nhân dân TP đang nỗ lực hướng tới.


H tng giao thông phía Đông TP phát trin đng b vi đưng hm vưt sông Sài Gòn, đưng Vành đai Đông TP (Vành đai 2), đưng st đô th Bến Thành – Sui Tiên (Metro s 1)…

TS. Trần Minh Thanh, chuyên gia kinh tế khẳng định: Có cầu, có đường lớn, việc đi lại dễ dàng hơn, quãng đường vận chuyển hàng hóa được rút ngắn hơn là cơ hội để phát triển kinh tế cho địa phương cũng như của TP và các tỉnh, thành giáp ranh.

Đến nay, TP.HCM đã cơ bản giải quyết được bài toán về phát triển hạ tầng giao thông. Theo đó, không chỉ riêng khu Nam Sài Gòn mà phía Đông gồm Q.2, Q.9, Thủ Đức; phía Bắc Q.12, huyện Củ Chi hay cửa ngõ phía Tây huyện Bình Chánh… đường sá được mở rộng, nâng cấp, mở ra một diện mạo mới, thông thương hơn, thuận tiện hơn.

TS. Trần Minh Thanh cũng nhìn nhận, cầu vượt bằng thép tại TP cũng là một giải pháp đột phá trong phát triển hạ tầng trong thời điểm nguồn ngân sách eo hẹp, giảm áp lực giao thông ở một số tuyến đường.

Hòa vào nhịp sống thị thành, mấy ai biết rằng ở vùng ven nơi mình đang sinh sống, phố xá đuề huề nhộn nhịp, nhà cao tầng, trung tâm thương mại sầm uất ngoài kia trước đây là một vùng lau sậy, dừa nước bạt ngàn. Ở đó giờ đã có những chiếc cầu nối nhịp.

A.Trn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)