Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Buộc máy tính “ăn kiêng”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các nhà sản xuất công nghệ đang ráo riết “ra tay” với việc máy tính cá nhân vừa ngốn điện vô tội vạ, vừa thải ra một lượng khí nhà kính khổng lồ kể cả khi chúng không được sử dụng.

Với các doanh nghiệp, máy tính là thủ phạm tiêu tốn nhiều điện năng nhất. Theo báo cáo của Tổ chức Liên minh tiết kiệm năng lượng (ASE, Mỹ), một công ty lớn có khoảng 10.000 màn hình máy tính bật vào ban đêm sẽ tốn hơn 165.000 USD tiền điện mỗi năm. Lượng khí CO2 các màn hình máy này thải ra lên đến 1.380 tấn/năm. ASE ước tính hiện tại chỉ các màn hình máy tính bật ban đêm ở Mỹ làm lãng phí khoảng 1,7 tỉ USD tiền điện và thải ra tới 15 triệu tấn CO2.

Ba đại gia HP, Dell và Apple đã hành động để “xanh hóa” máy vi tính. Từ năm 2008, HP đã tung ra thị trường dòng laptop cho phép người dùng lấy dữ liệu thư điện tử, lịch làm việc, địa chỉ liên lạc… mà không cần khởi động máy tính. Loại máy tính xách tay này sử dụng công nghệ Quicklook, một phần mềm riêng hoạt động mà không cần phải mở hệ điều hành chính của máy. Từ đầu năm nay, HP tiến thêm một bước khi bắt đầu sản xuất loại máy tính có pin không cần sạc lại trong ba năm.

Trong khi đó, Dell cũng có dòng laptop Latitude có thể truy cập email và các trang mạng mà không cần mở máy. Từ một năm trước, Dell cũng đã cài đặt phần mềm tắt màn hình vào ban đêm trong 50.000 màn hình và laptop của hãng trên toàn thế giới, giúp hãng tiết kiệm 1,8 triệu USD tiền điện mỗi năm.

Ngoài ra, các công ty phần mềm cũng tham gia. Chương trình Surveyor của Hãng Verdiem Corp (Mỹ) cho phép điều chỉnh mức năng lượng các máy tính sử dụng, ví dụ như có thể tắt chúng đi khi không sử dụng.

Theo Hiếu Trung / Tuổi Trẻ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)