Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Buộc thôi học: Một quyết định nâng cao chất lượng đầu ra

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua, thông tin v vic mt s trưng ĐH TP.HCM buc nhiu sinh viên (SV) phi thôi hc làm dư lun quan tâm và khiến không ít SV lo lng.

Tân sinh viên năm 2018 làm th tc nhp hc ti mt trưng ĐH (nh mang tính cht minh ha). Ảnh: M.Tâm

Thông tin cho hay, Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố danh sách 169 SV các lớp chính quy văn bằng 1 và 2, dự kiến bị cảnh báo học vụ, đình chỉ một năm hoặc buộc thôi học vì kết quả học tập yếu kém trong năm học 2017-2018. Trong đó, 79 SV chính quy bị cảnh báo học vụ, 71 SV chính quy (trong đó có 22 SV văn bằng 2) bị buộc thôi học. Tháng 10-2017, trường này cũng đưa ra danh sách 112 SV bị buộc thôi học và cảnh báo 66 trường hợp khác, do học lực kém hoặc không tham gia các học phần. Trước đó, vào năm 2016, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã buộc thôi học 946 SV, những người đã bị cảnh báo 3 lần liên tục. Hiện bình quân mỗi năm trường này có khoảng 600 SV bị cảnh báo học vụ, dẫn đến bị buộc thôi học (cả tự nguyện và bắt buộc), chiếm khoảng 4-5% tổng số SV. Tháng 4-2016, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố danh sách 617 SV các khóa từ K37 đến K40 thuộc diện bị buộc thôi học và 666 SV các khóa từ K37 đến K41 bị cảnh báo học vụ. Trong học kỳ I năm học 2016-2017, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM có 1.888 SV bị cảnh cáo học vụ, trong đó nhiều SV bị cảnh cáo đến lần 2; nhà trường phải ký quyết định buộc thôi học đối với hơn 180 trường hợp chỉ trong một học kỳ. Còn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, năm học 2016-2017, đã buộc thôi học hơn 500 SV, cảnh báo học vụ khoảng 600 SV khác. Tương tự, hiện số lượng bị xử lý học vụ của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng khoảng 300 SV/năm…

Quyết định buộc thôi học của các trường ĐH có thể làm SV và gia đình hoang mang, nhưng xét cho cùng đó là một điều tích cực và nên làm. SV khi đậu vào một trường ĐH không thể mãi mang tâm lý “đã trúng tuyển thì ắt sẽ được tốt nghiệp” mà phải chấp nhận một thực tế rằng, nếu không học hành nghiêm túc thì sẽ bị đào thải. Có mấy nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến tình trạng này: Thứ nhất, sức học kém, do may mắn ở đầu vào nhưng thực ra không có năng lực phù hợp, hoặc không hứng thú với chương trình học nên bỏ bê, dẫn đến kết quả không tốt. Thứ hai, bận làm thêm nên không có nhiều thời gian lên lớp, nợ môn, phải thi lại nhiều lần; lý do này có phần đáng được thông cảm nhưng cũng rất khó chấp nhận, vì SV phải xác định trong thời gian đi học, việc học phải là việc quan trọng nhất. Thứ ba, một số SV đua đòi, không quan tâm đến việc học, cúp tiết, bỏ thi, trễ nãi chương trình…; số này không nhiều nhưng rất đáng trách. Thứ tư, vì một số lý do đặc biệt, như bệnh tật, tai nạn hoặc bị kỷ luật vì các vấn đề ngoài việc học (đánh nhau, phạm pháp, gian lận thi cử…). Trong nhiều trường hợp, buộc thôi học là một biện pháp mang tính nhắc nhở, cảnh báo chung hiệu quả đối với tất cả các SV khác, bởi nếu ai đó lơ là, không chăm chỉ có thể trở thành người tiếp theo của bảng “danh sách đen” đó.

Nếu không có cơ chế đào thi thì s có mt s ngưi ra trưng nhưng không có kiến thc, thiếu k năng làm vic; h có đưc tm bng tht nhưng hoàn toàn không có giá tr v mt chuyên môn.

Buộc SV thôi học hẳn là một quyết định chẳng đặng đừng của các trường, bởi chẳng trường nào muốn có nhiều SV bị hoàn cảnh đó, bởi nó liên quan đến danh tiếng và nguồn thu của trường. Tuy nhiên, nếu các trường không mạnh tay, dùng dằng với những SV học kém thì uy tín của trường còn sụt giảm nghiêm trọng hơn, chất lượng đào tạo của trường sẽ không được bảo đảm. Bởi trên thực tế, uy tín và danh tiếng của một trường ĐH gắn liền với tỷ lệ SV tốt nghiệp tìm được việc làm, đồng thời đáp ứng được công việc thực tế đòi hỏi mà ít bị sa thải, ít phải đào tạo lại. Uy tín của một trường còn gắn với kỷ cương, kỷ luật trong quá trình đào tạo, quản lý, nhất là hạn chế các sai phạm về học tập.

Lâu nay, giáo dục ĐH ở nước ta tồn tại một thực tế là gần như số vào và số ra tương đương nhau, chỉ “rơi rụng” một số không đáng kể, chỉ có sự trễ nãi đôi chút. Nhưng trên thực tế, không phải ai đã trúng tuyển vào một trường thì cũng học tốt trường đó, kể cả những trường hợp được tuyển thẳng vẫn có học lực yếu; đó là chưa kể một số SV “không chịu học” mà chỉ lo đua đòi. Do đó, nếu không có cơ chế đào thải thì sẽ có một số người ra trường nhưng không có kiến thức, thiếu kỹ năng làm việc; họ có được tấm bằng thật nhưng hoàn toàn không có giá trị về mặt chuyên môn. Những trường đòi hỏi kiến thức và kỹ năng tốt để đáp ứng yêu cầu công việc càng cao thì càng phải “siết tay” trong quá trình đào tạo, như trường y dược, sư phạm, luật… Bởi để cho qua những người học hành thiếu nghiêm túc thì hậu quả xã hội sẽ gánh phải có thể rất nặng nề.

Ngay từ đầu mỗi năm học, nhất là đầu khóa, nhà trường nên có thông tin, định hướng và cảnh báo đầy đủ về các trường hợp bị cảnh báo, mức chế tài khi bị cảnh báo, số lượng bị cảnh báo và số bị buộc thôi học hàng năm… để SV có tâm thế tích cực cho năm học mới. Bên cạnh đó, nhà trường (qua phòng công tác sinh viên), các đoàn thể trong nhà trường (tổ chức Đoàn, hội SV)… cần quan tâm đến những trường hợp SV có nguy cơ hoặc đã bị cảnh báo, để có biện pháp động viên, giúp đỡ, nhắc nhở kịp thời. Ngoài ra, công tác siết chặt kỷ luật cũng nên gắn chặt với việc biểu dương, khen thưởng để khích lệ sự phấn đấu của mỗi SV.

Trúc Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)