Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bước tiến mới trong phát triển vật liệu điều trị nha khoa

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu của Trung Quốc và Mỹ đã phát triển một chất liệu tương tự men nhân tạo, được kỳ vọng sẽ là ứng cử viên đầy hứa hẹn làm vật liệu điều trị nha khoa nhờ có độ bền cơ học, độ cứng vượt trội.
 Vật liệu này có độ bền cơ học vượt trội, độ cứng cao so với men tự nhiên.
Vật liệu này có độ bền cơ học vượt trội, độ cứng cao so với men tự nhiên.
Men răng là lớp mô vô bào mỏng bao phủ bên ngoài răng. Lớp vỏ này là mô cứng nhất trong cơ thể con người, nhưng có thể bị nứt, mẻ và bị hòa tan bởi axit. Đây chính là lý do dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng thường gặp như sâu răng, mòn răng, nhiễm fluor… Để có một hàm răng chắc khỏe, phải bảo vệ lớp men luôn bền vững.
Vật liệu nanocompozit mà các nhà nghiên cứu từ Đại học Beihang, Đại học Bắc Kinh và Đại học Michigan phát triển tương tự men phỏng sinh học với các cấu trúc thiết yếu nhiều lớp.
Theo bài viết nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science, vật liệu này có độ bền cơ học vượt trội, độ cứng cao, độ dẻo dai, vượt qua các đặc tính của men tự nhiên, cũng như các vật liệu mô phỏng men được sản xuất hàng loạt trước đây.
Giáo sư Deng Xuliang tại Đại học Bắc Kinh và là một trong những tác giả chính nghiên cứu trên cho biết, nanocompozit có độ cứng tương tự men răng tự nhiên và nhờ đó, vật liệu tổng hợp này có đủ độ bền để nhai, đồng thời ngăn ngừa sự mài mòn răng.
Hơn nữa, nanocompozit có thể chịu được lực rung và tác động lớn hơn, vì độ dẻo dai của chất liệu này hơn hẳn men tự nhiên.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)