Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bước tiến mới trong xây dựng cộng đồng thông minh

Tạp Chí Giáo Dục

Vùng thông minh Bình Dương vừa được Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF) vinh danh là một trong 7 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh (TPTM) tiêu biểu trên thế giới – đánh dấu bước phát triển vược bậc trong chính sách phát triển của tỉnh trên hành trình hướng đến phồn vinh, hạnh phúc. 

Lần đầu tiên vùng thông minh Bình Dương lọt vào tốp 7 sau 3 lần liên tiếp nằm trong tốp 21 (Smart 21)
Lần đầu tiên vùng thông minh Bình Dương lọt vào tốp 7 sau 3 lần liên tiếp nằm trong tốp 21 (Smart 21)

ICF là diễn đàn với gần 200 đô thị thông minh thịnh vượng, trên cơ sở đánh giá hàng trăm đô thị trên thế giới để chọn ra 21 vùng đô thị thông minh (Smart 21), từ đó tiếp tục so sánh, chọn ra tốp 7 thành phố có chiến lược phát triển thông minh nhất. Các tiêu chí được xem xét gồm: nền tảng kết nối băng thông rộng, nguồn nhân lực tri thức, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, bình đẳng công nghệ số và cam kết đồng lòng của cả cộng đồng. Đặc biệt tại vòng tốp 7, ICF còn nghiên cứu đánh giá về chiều sâu nội hàm chiến lược phát triển của các địa phương, nhìn nhận tính kế thừa, sự sâu sắc và tính kiên định chiến lược, tạo ra những giá trị phục vụ cho sự phồn vinh và hạnh phúc của cộng đồng.
Đây là lần đầu tiên vùng thông minh Bình Dương lọt vào tốp 7 sau 3 lần liên tiếp nằm trong tốp 21 (Smart 21) nhờ nỗ lực phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giúp tạo ra các giá trị hướng tới sự phồn vinh và hạnh phúc của cộng đồng, trong đó hạt nhân là Đề án vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương. Các nội dung của đề án đã được thể hiện trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 với 5 nhóm nhiệm vụ: Quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, giao thông;  xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; phát triển cân bằng nền kinh tế; chuyển đổi số và công nghiệp 4.0, xây dựng chiến lược chuyển đổi số cấp tỉnh; phát triển và thu hút nguồn nhân lực. Đồng thời khắc phục các tồn tại làm nghẽn sự phát triển như chuyển hướng phát triển sang các KCN của tương lai (như KCN Công nghệ cao Bàu Bàng), phát triển đô thị gắn với quy hoạch giao thông công cộng, hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ để giải quyết ùn tắc giao thông; phát triển giao thông đường thủy, đường sắt, phát triển logistics thông minh; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, kỹ thuật số băng thông rộng, tạo tiền đề để nâng cao dân trí, thu nhập và chất lượng sống của người dân… 
Chủ trương phát triển TPTM cũng được Bình Dương cụ thể hóa trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, đến nay đã đạt các kết quả quan trọng, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). 5 tháng đầu năm 2021, Bình Dương thu hút gần 1,3 tỷ USD vốn FDI, lũy kế đến nay có gần 4.000 dự án đang hoạt động, tổng vốn đăng ký 36,5 tỷ USD, xếp thứ 3 cả nước (sau TPHCM, Hà Nội), góp phần tăng thu nhập bình quân của người dân lên hơn 7 triệu đồng/tháng, cao nhất cả nước.
XUÂN TRUNG (theo SGGP)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)