Vì lần suy thoái toàn cầu này, với những khó khăn hiện nay của kinh tế Nhật Bản và sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc, ngày Trung Quốc vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đến sớm hơn dự báo – Ảnh: Bloomberg. |
Nhiều năm qua, Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày nền kinh tế của nước này bị kinh tế Trung Quốc vượt qua.
Tuy nhiên, vì lần suy thoái toàn cầu này, với những khó khăn hiện nay của kinh tế Nhật Bản và sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc, ngày Trung Quốc vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đến sớm hơn dự báo.
Sự vượt lên của kinh tế Trung Quốc có thể làm tăng tốc quá trình đi xuống của kinh tế Nhật, vì nhiều thị trường xuất khẩu của Nhật sẽ bị Trung Quốc chiếm lĩnh. Thêm vào đó, những khoản nợ công khổng lồ và dân số lão hóa của nước này sẽ tạo ra một vòng xoáy kinh tế đi xuống.
“Tôi không thể tưởng tượng ra nổi Nhật sẽ đi về đâu trên bản đồ kinh tế thế giới trong 10-20 năm nữa”, ông Hideo Kumano, một nhà kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Dai-Ichi Life ở Tokyo, nhận xét.
Nhật Bản thành Thụy Sỹ thứ hai?
Cách đây chưa lâu, Nhật Bản được xem là “sự thần kỳ kinh tế”, thậm chí đe dọa vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngày nay, nhiều người đặt câu hỏi trong những năm tới đây, liệu Nhật Bản có trở thành một Thụy Sỹ thứ hai – một đất nước giàu có, nhưng không có tầm quan trọng lớn trên trường quốc tế, và cũng không giành được nhiều sự chú ý từ phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, thậm chí đến cả niềm hy vọng này cũng có thể vượt khỏi tầm tay của Nhật Bản, quốc gia với 127 triệu dân.
Sau khi tăng vượt Mỹ vào thời điểm cuối những năm 1980, GDP tính theo đầu người của Nhật Bản đã chững lại ở mức 34.700 USD vào năm 2007, thấp hơn khoảng 25% so với con số của nước Mỹ và chỉ đứng thứ 19 trên thế giới. Cùng lúc, tình trạng bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ đói nghèo tại Nhật đều đang gia tăng.
Sau khi đạt kỷ lục 5,7% vào tháng 8, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật theo thống kê công bố ngày 2/10 này đã giảm về mức 5,5%. Tuy nhiên, tiền lương và giá cả đang đi xuống với tốc độ nhanh chóng. Trong 3 tháng đầu năm nay, kinh tế Nhật suy giảm với tốc độ 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trước khi tăng trưởng trở lại với tốc độ 2,3% trong quý 2 vừa qua.
Giới phân tích dự báo, kinh tế Nhật có thể suy giảm 3% trong năm nay, trước khi trở lại với tốc độ tăng trưởng yếu ớt 1% vào năm tới. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc có khả năng tăng 8% trong năm 2009 này. Trong phần lớn thời gian của hai thập kỷ qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 10% mỗi năm. Trong thời gian đó, kinh tế Nhật ở trong tình trạng đình trệ. Hàng loạt dự án công khổng lồ của nước này nhằm mục tiêu tái sinh nền kinh tế đã đi theo hướng bảo hộ cho những ngành công nghiệp yếu kém thay vì thúc đẩy những ngành công nghiệp mới, và do đó, không thể thành công trong việc đưa kinh tế Nhật thoát khỏi tình trạng yếu ớt, đồng thời lại tạo ra một gánh nặng nợ nần.
Những rắc rối mà kinh tế Nhật đương đầu càng trở nên nghiêm trọng khi lần suy thoái này nổ ra. Đây là lần suy thoái nặng nề nhất mà Nhật Bản rơi vào kể từ sau Chiến tranh Thế giới 2 tới nay. Do nhu cầu hàng hóa tại các thị trường trên khắp thế giới sụt giảm, xuất khẩu của Nhật đã có thời điểm giảm tới 40% trong năm nay.
Thậm chí các doanh nghiệp Nhật cũng đang ngày càng đi xuống trên bản đồ toàn cầu. Vào năm 1988, khi Nomura Securities bắt đầu thực hiện một bảng xếp hạng thường niên các công ty trên thế giới theo giá trị vốn hóa trị trường, thì 8/10 công ty đứng đầu trong danh sách này là doanh nghiệp Nhật, đứng đầu là Nippon Telegraph & Telephone.
Tới ngày 31/7 năm nay, khi báo cáo xếp hạng các công ty năm 2009 của Nomura được công bố, đã không có một công ty nào trong top 10 là công ty của Nhật. Trái lại, bản danh sách là sự thống trị của các doanh nghiệp đặt trụ sở tại Trung Quốc và Mỹ. “Đại gia” công nghiệp Toyota của Nhật chỉ đứng ở vị trí thứ 22, với giá trị vốn hóa thị trường 144,5 tỷ USD. Chỉ có 5 công ty Nhật nằm trong top 100 của danh sách này.
Người giàu nhất Nhật Bản, doanh nhân ngành bán lẻ Tadashi Yanai hiện chỉ đứng thứ 76 trong danh sách các tỷ phú của thế giới do tạp chí Forbes bình chọn, sau hàng loạt các nhà tài phiệt đến từ các quốc gia như Mexico, Ấn Độ hay Cộng hòa Séc. Điều này khác xa những gì diễn ra vào cuối thập niên 1980, khi các nhà công nghiệp Nhật Bản như tỷ phú đường ray Yoshiaki Tsutsumi luôn nằm trong số những người giàu nhất thế giới.
Chính phủ mới của Nhật Bản nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ (DPJ) đã tuyên bố sẽ đưa nước này đi lên theo một hướng phát triển mới, theo đó giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu và tập trung hơn vào thị trường nội địa. Đồng thời, các nhà lãnh đạo mới này cũng cam kết sẽ tăng cường phúc lợi xã hội và phân chia của cải trong xã hội một cách bình đẳng hơn.
“Cú sốc tâm lý lớn đối với Nhật Bản”
GDP tính trên đầu người của Trung Quốc vẫn bằng chưa đầy 1/10 so với của Nhật Bản. Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu đã vượt Nhật ở nhiều phương diện kinh tế khác.
Về tổng sức mua, Trung Quốc đã vượt Nhật vào năm 1992 và có thể sẽ vượt Mỹ trước năm 2020. Trung Quốc cũng đã vượt Nhật khi đạt được thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới, cũng như sản lượng thép lớn nhất thế giới. Và vào năm tới, Trung Quốc có thể vượt Nhật để trở thành quốc gia sản xuất nhiều ôtô nhất thế giới.
Ở một số góc nhìn, thì điều này phản ánh những yếu tố kinh tế cơ bản. Đó là khi các quốc gia trở nên phát triển, thì tăng trưởng kinh tế có chiều hướng chậm lại. Theo số liệu của Goldman Sachs, tăng trưởng GDP hàng năm ở Nhật đạt mức bình quân 10,4% trong thập niên 1960 và 5% trong thập niên 1970, nhưng chỉ đạt 4% trong thập niên 1980 và 1,8% trong thập niên 1990. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ này, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nhật thậm chí còn giảm nữa.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Nhật Bản không nhất thiết phải “ngại” Trung Quốc. Nước đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản vào năm 2006, và trong lần suy thoái này, xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc chính là một trong những mảng đầu tiên phát đi tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh thị trường ôtô toàn cầu xuống dốc, các hãng xe Nhật như Toyota và Nissan đang nỗ lực bám vào thị trường Trung Quốc để hạn chế sự suy giảm doanh số.
“Nhật Bản ở cạnh một thị trường đang phát triển nhanh chóng. Đó là một lợi thế lớn chứ không phải là một mối đe dọa. Vấn đề là liệu Nhật Bản có thể tận dụng được lợi thế đó hay không”, ông Nobuo Iizuka, chuyên gia kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, nhận xét.
Tuy nhiên, ông C. H. Kwan, một thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu thị trường vốn Nomura có trụ sở tại Tokyo thì cho rằng, việc kinh tế Nhật bị Trung Quốc qua mặt “là một cú sốc tâm lý lớn đối với Nhật Bản”.
Dựa trên tốc độ tăng trưởng hiện nay và những xu hướng trên thị trường tiền tệ, ông Kwan cho rằng, kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2039. Và nếu Trung Quốc để đồng Nhân dân tệ của nước này lên giá 2% mỗi năm, thì mục tiêu trên có thể đạt được vào năm 2026.
Tuy nhiên, vì lần suy thoái toàn cầu này, với những khó khăn hiện nay của kinh tế Nhật Bản và sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc, ngày Trung Quốc vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đến sớm hơn dự báo.
Sự vượt lên của kinh tế Trung Quốc có thể làm tăng tốc quá trình đi xuống của kinh tế Nhật, vì nhiều thị trường xuất khẩu của Nhật sẽ bị Trung Quốc chiếm lĩnh. Thêm vào đó, những khoản nợ công khổng lồ và dân số lão hóa của nước này sẽ tạo ra một vòng xoáy kinh tế đi xuống.
“Tôi không thể tưởng tượng ra nổi Nhật sẽ đi về đâu trên bản đồ kinh tế thế giới trong 10-20 năm nữa”, ông Hideo Kumano, một nhà kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Dai-Ichi Life ở Tokyo, nhận xét.
Nhật Bản thành Thụy Sỹ thứ hai?
Cách đây chưa lâu, Nhật Bản được xem là “sự thần kỳ kinh tế”, thậm chí đe dọa vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngày nay, nhiều người đặt câu hỏi trong những năm tới đây, liệu Nhật Bản có trở thành một Thụy Sỹ thứ hai – một đất nước giàu có, nhưng không có tầm quan trọng lớn trên trường quốc tế, và cũng không giành được nhiều sự chú ý từ phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, thậm chí đến cả niềm hy vọng này cũng có thể vượt khỏi tầm tay của Nhật Bản, quốc gia với 127 triệu dân.
Sau khi tăng vượt Mỹ vào thời điểm cuối những năm 1980, GDP tính theo đầu người của Nhật Bản đã chững lại ở mức 34.700 USD vào năm 2007, thấp hơn khoảng 25% so với con số của nước Mỹ và chỉ đứng thứ 19 trên thế giới. Cùng lúc, tình trạng bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ đói nghèo tại Nhật đều đang gia tăng.
Sau khi đạt kỷ lục 5,7% vào tháng 8, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật theo thống kê công bố ngày 2/10 này đã giảm về mức 5,5%. Tuy nhiên, tiền lương và giá cả đang đi xuống với tốc độ nhanh chóng. Trong 3 tháng đầu năm nay, kinh tế Nhật suy giảm với tốc độ 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trước khi tăng trưởng trở lại với tốc độ 2,3% trong quý 2 vừa qua.
Giới phân tích dự báo, kinh tế Nhật có thể suy giảm 3% trong năm nay, trước khi trở lại với tốc độ tăng trưởng yếu ớt 1% vào năm tới. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc có khả năng tăng 8% trong năm 2009 này. Trong phần lớn thời gian của hai thập kỷ qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 10% mỗi năm. Trong thời gian đó, kinh tế Nhật ở trong tình trạng đình trệ. Hàng loạt dự án công khổng lồ của nước này nhằm mục tiêu tái sinh nền kinh tế đã đi theo hướng bảo hộ cho những ngành công nghiệp yếu kém thay vì thúc đẩy những ngành công nghiệp mới, và do đó, không thể thành công trong việc đưa kinh tế Nhật thoát khỏi tình trạng yếu ớt, đồng thời lại tạo ra một gánh nặng nợ nần.
Những rắc rối mà kinh tế Nhật đương đầu càng trở nên nghiêm trọng khi lần suy thoái này nổ ra. Đây là lần suy thoái nặng nề nhất mà Nhật Bản rơi vào kể từ sau Chiến tranh Thế giới 2 tới nay. Do nhu cầu hàng hóa tại các thị trường trên khắp thế giới sụt giảm, xuất khẩu của Nhật đã có thời điểm giảm tới 40% trong năm nay.
Thậm chí các doanh nghiệp Nhật cũng đang ngày càng đi xuống trên bản đồ toàn cầu. Vào năm 1988, khi Nomura Securities bắt đầu thực hiện một bảng xếp hạng thường niên các công ty trên thế giới theo giá trị vốn hóa trị trường, thì 8/10 công ty đứng đầu trong danh sách này là doanh nghiệp Nhật, đứng đầu là Nippon Telegraph & Telephone.
Tới ngày 31/7 năm nay, khi báo cáo xếp hạng các công ty năm 2009 của Nomura được công bố, đã không có một công ty nào trong top 10 là công ty của Nhật. Trái lại, bản danh sách là sự thống trị của các doanh nghiệp đặt trụ sở tại Trung Quốc và Mỹ. “Đại gia” công nghiệp Toyota của Nhật chỉ đứng ở vị trí thứ 22, với giá trị vốn hóa thị trường 144,5 tỷ USD. Chỉ có 5 công ty Nhật nằm trong top 100 của danh sách này.
Người giàu nhất Nhật Bản, doanh nhân ngành bán lẻ Tadashi Yanai hiện chỉ đứng thứ 76 trong danh sách các tỷ phú của thế giới do tạp chí Forbes bình chọn, sau hàng loạt các nhà tài phiệt đến từ các quốc gia như Mexico, Ấn Độ hay Cộng hòa Séc. Điều này khác xa những gì diễn ra vào cuối thập niên 1980, khi các nhà công nghiệp Nhật Bản như tỷ phú đường ray Yoshiaki Tsutsumi luôn nằm trong số những người giàu nhất thế giới.
Chính phủ mới của Nhật Bản nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ (DPJ) đã tuyên bố sẽ đưa nước này đi lên theo một hướng phát triển mới, theo đó giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu và tập trung hơn vào thị trường nội địa. Đồng thời, các nhà lãnh đạo mới này cũng cam kết sẽ tăng cường phúc lợi xã hội và phân chia của cải trong xã hội một cách bình đẳng hơn.
“Cú sốc tâm lý lớn đối với Nhật Bản”
GDP tính trên đầu người của Trung Quốc vẫn bằng chưa đầy 1/10 so với của Nhật Bản. Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu đã vượt Nhật ở nhiều phương diện kinh tế khác.
Về tổng sức mua, Trung Quốc đã vượt Nhật vào năm 1992 và có thể sẽ vượt Mỹ trước năm 2020. Trung Quốc cũng đã vượt Nhật khi đạt được thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới, cũng như sản lượng thép lớn nhất thế giới. Và vào năm tới, Trung Quốc có thể vượt Nhật để trở thành quốc gia sản xuất nhiều ôtô nhất thế giới.
Ở một số góc nhìn, thì điều này phản ánh những yếu tố kinh tế cơ bản. Đó là khi các quốc gia trở nên phát triển, thì tăng trưởng kinh tế có chiều hướng chậm lại. Theo số liệu của Goldman Sachs, tăng trưởng GDP hàng năm ở Nhật đạt mức bình quân 10,4% trong thập niên 1960 và 5% trong thập niên 1970, nhưng chỉ đạt 4% trong thập niên 1980 và 1,8% trong thập niên 1990. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ này, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nhật thậm chí còn giảm nữa.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Nhật Bản không nhất thiết phải “ngại” Trung Quốc. Nước đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản vào năm 2006, và trong lần suy thoái này, xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc chính là một trong những mảng đầu tiên phát đi tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh thị trường ôtô toàn cầu xuống dốc, các hãng xe Nhật như Toyota và Nissan đang nỗ lực bám vào thị trường Trung Quốc để hạn chế sự suy giảm doanh số.
“Nhật Bản ở cạnh một thị trường đang phát triển nhanh chóng. Đó là một lợi thế lớn chứ không phải là một mối đe dọa. Vấn đề là liệu Nhật Bản có thể tận dụng được lợi thế đó hay không”, ông Nobuo Iizuka, chuyên gia kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, nhận xét.
Tuy nhiên, ông C. H. Kwan, một thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu thị trường vốn Nomura có trụ sở tại Tokyo thì cho rằng, việc kinh tế Nhật bị Trung Quốc qua mặt “là một cú sốc tâm lý lớn đối với Nhật Bản”.
Dựa trên tốc độ tăng trưởng hiện nay và những xu hướng trên thị trường tiền tệ, ông Kwan cho rằng, kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2039. Và nếu Trung Quốc để đồng Nhân dân tệ của nước này lên giá 2% mỗi năm, thì mục tiêu trên có thể đạt được vào năm 2026.
(Theo New York Times)
Bình luận (0)