Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Buôn lậu còn diễn biến phức tạp

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng 19-1, Cc Qun lý th trưng (QLTT) TP.HCM đã t chc Hi ngh tng kết công tác QLTT năm 2020 và trin khai nhim v năm 2021.


Hàng kém cht lưng đưc lc lưng chc năng tiêu hy. Ảnh: M.P

Tại đây, ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Cục trưởng Cục QLTT TP.HCM – thông tin, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại; đặc biệt là kinh doanh, vận chuyển, chứa trữ hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ diễn biến phức tạp.

Hiện nay có tình trạng nhiều doanh nghiệp thuê mặt bằng kho của các công ty lớn, có uy tín lâu năm trên thị trường để làm nơi cất giấu hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng diễn ra rất nghiêm trọng. Lực lượng QLTT TP.HCM thường xuyên kiểm tra và phát hiện nhiều hàng hóa nhập lậu được vận chuyển trên các chuyến bay nội địa, trong container, trên các tuyến đường sắt từ Bắc vào Nam với số lượng lớn được chủ hàng ủy thác cho các doanh nghiệp vận tải. Khi bị phát hiện, phần lớn hàng hóa đều không tìm được chủ sở hữu.

Qua công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, từ tháng 12-2019 đến tháng 11-2020, các sở, ngành, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 25.804 vụ việc vi phạm, nộp ngân sách 9.709.486,73 triệu đồng, 109 vụ với 125 đối tượng bị khởi tố hình sự.

Các mặt hàng vi phạm nổi cộm trên địa bàn là thuốc lá (kiểm tra 192 vụ thuốc lá điếu nhập lậu thì có 146 vụ vi phạm, tạm giữ hơn 96.000 bao thuốc lá điếu); Tạm giữ 3.683.226 đơn vị sản phẩm gồm quần áo, giày dép, mắt kính, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược nhập lậu. Ở mặt hàng thực phẩm, qua kiểm tra 686 vụ thì có 302 vụ vi phạm, tạm giữ 234.839 đơn vị hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc; 3.486 đơn vị sản phẩm thực phẩm hết hạn sử dụng; 6.391 đơn vị giả mạo nhãn hiệu…

Theo ông Đạt, năm 2021 dịch bệnh Covid-19 còn tiềm ẩn và ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, cung cầu hàng hóa sẽ không ổn định. Tình hình vận chuyển, chứa trữ, buôn bán hàng cấm, nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu, hàng kém chất lượng, đặc biệt các mặt hàng liên quan đến công tác phòng chống dịch như khẩu trang y tế, nước rửa tay có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo sẽ phát triển theo chiều hướng tăng ở hầu hết các nhóm hàng hóa. Vì thế, từ nay đến sau Tết Nguyên đán 2021, lực lượng QLTT TP tiếp tục thực hiện quyết liệt kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết.

Đồng thời, xây dựng và triển khai kế hoạch công tác QLTT năm 2021, kế hoạch kiểm tra định kỳ. Tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch công tác quản lý địa bàn, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề và đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra đột xuất theo quy định.

Lực lượng QLTT cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, thanh tra chuyên ngành, UBND quận, huyện trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tham mưu kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo 389 TP; ký kết quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn giữa Cục QLTT với Công an TP.

Song song đó phối hợp với các đoàn liên ngành TP và quận, huyện kiểm tra các lĩnh vực phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc, an toàn thực phẩm, hoạt động văn hóa xã hội. Phối hợp với cục QLTT các tỉnh phía Nam và giáp ranh trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại…

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)