Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Bút pháp Nguyễn Du trong “ Văn chiêu hồn”

Tạp Chí Giáo Dục

Trong di sn văn chương ca Nguyn Du, ngoài kit tác Truyn Kiu, thi hào còn đ li cho hu thế mt tác phm văn chương quc âm giá tr khác, đó là bài Văn tế thp loi chúng sinh (còn đưc gi là Văn chiêu hn), mt bài văn tế đưc viết bng th tài ngâm khúc. Đây là bài văn tế duy nht có dng thc là mt khúc ngâm.

Tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du tại khu lưu niệm ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Bối cảnh ra đời của bài Văn tế thập loại chúng sinh gắn với sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của người Việt trong dịp rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân và cũng là lễ báo hiếu cha mẹ, tổ tiên theo quan niệm Phật giáo. Đây là một mỹ tục vốn đã có từ xưa và khá phổ biến trong sinh hoạt văn hóa của quần chúng nhân dân. Bối cảnh cụ thể của bài Văn tế thập loại chúng sinh, theo nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại, nó được viết ra để nhà chùa làm kinh cầu siêu cho các vong linh sau một trận dịch lớn làm chết hại nhiều người.

Tính chất hô ứng, khởi phục, trước hết thể hiện trong bố cục, kết cấu bài văn. Theo đó, bài văn có 184 câu, chia làm 3 phần. Phần mở đầu từ câu 1 đến câu 20: lý do lập đàn chẩn tế; phần tiếp theo từ câu 21 đến câu 156: chiêu hồn, chẩn tế và phần còn lại: thí thực và chỉ đường giải thoát cho các vong hồn.

Mở đầu bài văn, Nguyễn Du đã khởi bút bằng hai khổ song thất lục bát khắc họa khung cảnh cực kỳ thê lương, ảm đạm của “cõi dương” trong “tiết tháng bảy”. Trong đoạn khởi bút, tác giả đã khéo léo đặt một nét phục bút vào cặp lục bát cuối đoạn “Lòng nào, lòng chẳng thiết tha/ Cõi dương còn thế nữa là cõi âm”. Cặp lục bát này, một mặt, nó khái quát sự gợi tả và gợi cảm về “cõi dương”, mặt khác nó đảm nhiệm chức năng chuyển đoạn, chuyển phần đồng thời mở ra những liên tưởng, so sánh giữa hai “cõi” trong tâm thức người nghe. Đây chính là cách mà người xưa đặc tả “cõi dương” để người nghe hình dung về “cõi âm”. Tác giả dùng hai khổ song thất lục bát để tả cái ảm đạm của “cõi dương” và chuyển đoạn bằng một câu thơ gợi liên tưởng, so sánh về sự tương đồng của cảnh tượng và sự khác nhau về mức độ “Cõi dương còn thế nữa là cõi âm”. Câu kết đoạn thơ này không chỉ mở ra những nét khái quát về cái “cõi âm” mà tác giả sẽ tả một cách khái quát ở khổ thơ tiếp theo, đó còn mở ra cả một thế giới cô hồn đáng thương của “thập loại chúng sinh” trong 136 câu thơ ở phần thỉnh tế.

Văn tế thp loi chúng sinh hin chưa rõ thi đim sáng tác

Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, GS. Hoàng Xuân Hãn lại cho rằng, có lẽ Nguyễn Du viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812).

P.G

Văn bản Văn tế thập loại chúng sinh

Trong phần thỉnh tế cô hồn mười loại chúng sinh, thì có sáu loại cô hồn thuộc các “đấng bậc” lớp trên của xã hội, mỗi loại này, tác giả dành cho họ một đoạn thơ gồm ba khổ song thất lục bát. Và chúng ta sẽ thấy trong các đoạn thơ này, tác giả luôn chú trọng đặt phục bút. Những câu thơ của mỗi đoạn đã chỉ rõ nguyên nhân của những cái chết thê thảm của sáu loại người này. Đây là những nguyên nhân tự thân, tự họ gây ra cho họ, tạo nên cái nghiệp quả đáng sợ của họ. Như vậy, dù khi họ đã trở thành những “cô hồn thất thểu dọc ngang” cũng thật đáng thương, nhưng Nguyễn Du vẫn có hàm ý phê phán những loại người này khi nêu luật nhân quả trong cuộc đời họ. Số phận của họ không chỉ “mình làm mình chịu” mà còn gây ra tai vạ, oan nghiệt cho người khác: “ngòi bút son sống thác ở tay”, “giải thây trăm họ làm công một người”… Dường như, tác giả dành cho sáu loại người này một số lượng câu thơ nhiều hơn hẳn những kẻ ở lớp dưới là còn để nói về trách nhiệm xã hội của họ. Vì sự tham lam của những loại người này không chỉ bản thân họ bị quả báo mà còn làm cho số đông những người lớp dưới khốn khổ.

Có th nói, gn vi hot đng tâm linh ca ngày l Vu lan tiết rm tháng by, Văn tế thp loi chúng sinh đã, đang và s là mt áng thiên c bi văn ca thi hào Nguyn Du. Ngoài chc năng sinh hot tôn giáo, áng văn ca thi hào thc s là mt di sn ngh thut to ln, mãi mãi s là “tiếng thương” khuy đng tâm hn ta trong mt thế gii ngày càng sa sút tinh thn nhân đo.

Tính chất hô ứng, hồi hoàn, luyến láy không chỉ thể hiện trong ý tứ, bố cục mà còn thể hiện đậm nét trong lời văn. Điều đó, trước hết là việc sử dụng từ láy, từ lặp. Từ láy, từ lặp do có tính tượng hình, tượng thanh nên chúng có tác dụng rất lớn trong việc gợi tả, gợi cảm cho lời văn, hình ảnh, hình tượng tác phẩm. Các loại từ này, chúng tôi thống kê được 52 lần sử dụng trong bài văn tế, trong đó có những từ như “thiết tha”, “ngẩn ngơ”, “thất thểu”, “lạc loài”, “vội vàng”… được dùng với tần suất khá cao. Ngay ở đoạn thơ mở đầu, nếu tác giả không dùng những từ láy như “sùi sụt”, “man mác”, “lác đác”, “thiết tha” thì sự khắc họa khung cảnh của “tiết tháng bảy” sẽ kém phần cảnh ảm đạm, thê lương.

Có thể nói, gắn với hoạt động tâm linh của ngày lễ Vu lan tiết rằm tháng bảy, Văn tế thập loại chúng sinh đã, đang và sẽ là một áng thiên cổ bi văn của thi hào Nguyễn Du. Ngoài chức năng sinh hoạt tôn giáo, áng văn của thi hào thực sự là một di sản nghệ thuật to lớn, mãi mãi sẽ là “tiếng thương” khuấy động tâm hồn ta trong một thế giới ngày càng sa sút tinh thần nhân đạo. Làm nên “tiếng thương” da diết đó là những câu chữ được chưng cất từ những trải nghiệm đau đớn của thi hào được sử dụng bằng một bút pháp đặc sắc, lão luyện. Đó là bút pháp hô ứng, khởi phục, hồi hoàn rất phù hợp với cấu trúc âm vận của thể thơ song thất lục bát điệu ngâm.

Trn Bch Ngc (Hà Tĩnh)

Bình luận (0)