Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

C.P. Việt Nam nhận giải thưởng Doanh nghiệp vì nhà nông

Tạp Chí Giáo Dục

Trải qua chặng đường 25 năm hình thành và phát triển, xây dựng hệ thống nông nghiệp hiện đại, bền vững, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Doanh nghiệp vì nhà nông.
Giải thưởng được trao trong lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân xuất sắc trong 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và trao giải thưởng Doanh nghiệp vì nhà nông lần 2 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tổ chức vào tối 9-11 tại Hà Nội vừa qua.
Đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế
"Doanh nghiệp vì nhà nông" là danh hiệu cao quý của Bộ NN-PTNT thể hiện sự quan tâm, đánh giá rất cao về vị trí, vai trò của các doanh nghiệp đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua cũng như yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp đến nông dân là một mắt xích của cả quá trình sản xuất.
C.P. Việt Nam nhận giải thưởng Doanh nghiệp vì nhà nông - Ảnh 1.
53 doanh nghiệp vinh dự nhận giải thưởng Doanh nghiệp vì nhà nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Đây cũng là dịp để Bộ NN-PTNT tổng kết 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Tham dự buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT – ông Nguyễn Xuân Cường cho rằng, bài học rút ra lớn nhất trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là sự vào cuộc quyết liệt của các cấp từ trung ương đến địa phương, từ người dân đến doanh nghiệp.
C.P. Việt Nam nhận giải thưởng Doanh nghiệp vì nhà nông - Ảnh 2.
Ông Montri Suwanposri (thứ hai từ phải qua) – Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam – nhận giải thưởng danh giá từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nhận giải thưởng Doanh nghiệp vì nhà nông của Bộ NN-PTNT, ông Montri Suwanposri – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – cho biết: "Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi những cống hiến của C.P. Việt Nam được Bộ NN-PTNT ghi nhận. Sau 25 năm đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ con giống, kỹ thuật cho bà con nông dân, gắn kết những chuỗi mô hình khép kín, góp phần công sức để cải thiện nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Trong tương lai, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, nhân rộng và phát huy hơn nữa những tiềm lực nông nghiệp mà công ty đang có để phát triển hơn, đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế".
Khép kín
Tập đoàn C.P. (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại Bangkok, hiện là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Tập đoàn C.P. bắt đầu vào Việt Nam năm 1988 với văn phòng đại diện tại TP HCM. Năm 1993 thành lập Công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam, có trụ sở chính tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Đến năm 2011 đổi tên thành Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam với các ngành sản xuất chính gồm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm (chế biến thịt và thủy sản), phân phối, bán lẻ thực phẩm.
Ngoài xây dựng hệ thống sản xuất đa ngành khép kín theo mô hình "Feed – Farm – Food", C.P. Việt Nam còn tiến hành chuyển giao công nghệ chăn nuôi khép kín, năng suất cao cho người chăn nuôi Việt Nam thông qua hình thức chăn nuôi hợp tác, khuyến khích, hỗ trợ nông dân để họ tự chủ trong hoạt động chăn nuôi, giúp họ trở thành khách hàng của C.P. Việt Nam trong tương lai. Bằng hình thức liên kết chăn nuôi, C.P. Việt Nam đã kết hợp với nông dân thiết lập hơn 3.000 trang trại trên toàn quốc, qua đó tạo công ăn việc làm cho khoảng 400.000 lao động.
Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, từ năm 1993, khi C.P đầu tư vào Việt Nam, chăn nuôi heo theo mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác được chú trọng và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Trong đó, việc chăn nuôi hợp tác theo mô hình của C.P. Việt Nam giúp bà con thay đổi thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún.
Với việc đảm bảo từ nguồn thức ăn sạch, con giống tốt, kỹ thuật chăn nuôi theo chuẩn quốc tế, trang trại đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng môi trường, hỗ trợ bà con về kỹ thuật lẫn đầu ra cho sản phẩm… mô hình này không chỉ tạo ra nguồn cung ứng thịt đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng mà còn đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Thúy Hoa (theo NLD)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)