Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Ca khúc tri ân thầy cô giáo

Tạp Chí Giáo Dục

Hng năm, c đến Ngày Nhà giáo Vit Nam 20-11, dưi các mái trưng li vang lên nhng câu hát ca ngi công ơn dy d ca thy cô giáo. Tuy nhiên, có rt ít ngưi biết đưc thi gian và hoàn cnh ra đi ca nhng bài hát y…


Nhc sĩ Vũ Hoàng

Có ht bi nào rơi trên tóc thy

“Khi thy viết bng bi phn rơi rơi.

Có ht bi nào rơi trên bc ging,

Có ht bi nào rơi trên tóc thy…”

Cứ đến ngày 20-11 hằng năm, đây đó dưới mái trường lại vang lên thắm thiết câu hát này. Chắc bạn đọc đã đoán ra ngay, đó là bài hát Bụi phấn. Thế nhưng, ít ai biết được thời gian và hoàn cảnh ra đời của bài hát này.

… Năm 1982, theo lời mời của Ban Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh niên và Câu lạc bộ Sáng tác trẻ Thành đoàn TP.HCM, tôi nhận lời hướng dẫn một lớp sáng tác ca khúc gồm 15 học viên. Đây là những anh chị em thanh niên từng sáng tác dăm ba bài hát nhưng hoàn toàn theo bản năng, chứ chưa qua một lớp học nào. Trong số học viên lớp này, tôi chú ý đến một anh chàng ốm gầy, hàng tuần vượt một quãng đường ba bốn chục ki-lô-mét bằng chiếc xe đạp cà tàng đến lớp. Đó là Lê Văn Lộc, một đội viên thanh niên xung phong từng có một số sáng tác được đồng đội ưa thích như Những vết chai cho Tổ quốc, Em đi qua cầu cây… Trước đó, Lê Văn Lộc chưa từng được học sáng tác ca khúc và nay là một học viên giỏi trong lớp.

Sau này, Lê Văn Lộc có dịp kể lại một câu chuyện về giây phút đáng ghi nhớ trong một buổi học hôm ấy: “… Người hướng dẫn lớp học năm đó là thầy Trương Quang Lục – nhạc sĩ, tác giả của các ca khúc quen thuộc như Vàm Cỏ Đông (thơ Hoài Vũ), Trái đất này là của chúng mình (thơ Định Hải)… Một hôm, trong phần cách phát triển một mô-típ nhạc thành giai điệu ca khúc, thầy viết lên bảng đen 3-4 đoạn nhạc thể hiện các cách phát triển giai điệu khác nhau để làm ví dụ. Tôi ngồi phía sau, chợt thấy mấy hạt bụi phấn rơi lấm tấm trên mái tóc bạc của thầy khi thầy viết bảng. Sau đó thầy đến ngồi bên đàn piano đánh lên mấy đoạn nhạc đó cho cả lớp cùng nghe. Dáng thầy lắc lư rất đáng yêu. Thầy vừa đàn xong, tôi giơ tay xin phát biểu ý kiến. Thầy hỏi:

 – Em có thắc mắc gì?

 – Thưa thầy, em không thắc mắc gì hết – Tôi trả lời – Khi nãy, khi thầy viết trên bảng đen, rồi ngồi xuống đánh đàn, em thấy có nhiều hạt bụi phấn trên tóc thầy. Thấy hình ảnh ấy rất đẹp, nên em cảm xúc cầm bút viết một đoạn nhạc để tặng thầy.

 – Thầy cám ơn em. Em hãy hát thử cho cả lớp nghe.

Được thầy cho phép, tôi cất tiếng hát: “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục giảng, rơi trên tóc thầy. Em yêu sao phút giây này, tóc thầy như bạc thêm, để cho em bài học hay…”. Tôi hát xong, cả lớp vỗ tay tán thưởng. Thầy Trương Quang Lục cảm động nói:

– Đây là một đoạn nhạc có cảm xúc chân thành. Do đó nếu được phát triển hoàn chỉnh thì sẽ là một ca khúc tốt tri ân thầy cô. Sau buổi học đáng nhớ đó, tôi đến gặp một người bạn thân, đó là nhạc sĩ Vũ Hoàng. Tôi đưa anh xem đoạn nhạc viết trong lớp học và yêu cầu anh giúp phát triển hoàn chỉnh để thành một ca khúc trọn vẹn như lời thầy Trương Quang Lục ân cần dặn dò…”.


Nhc sĩ Trương Quang Lc

Trên đây là lời Lê Văn Lộc kể lại chuyện về bài hát Bụi phấn lúc sơ khai. Tháng 3-1983, nhạc sĩ Vũ Hoàng gặp tôi đưa xem một ca khúc hoàn chỉnh mang tựa đề Bụi phấn. Đọc đi đọc lại nhiều lần, tôi rất ngạc nhiên, cảm nhận anh đã thành công tốt đẹp theo lời yêu cầu của người bạn thân. Từ  mấy câu hát ban đầu của Lê Văn Lộc chưa hoàn chỉnh về khúc thức âm nhạc, nhạc sĩ Vũ Hoàng đã tạo nên một ca khúc hay về người thầy.

Từ ngày hôm ấy, bài hát Bụi phấn lan dần, vang mãi, vang mãi dưới các mái trường khắp thành phố và cả nước, trên sân khấu hội diễn văn nghệ học sinh, trên làn sóng đài phát thanh, trên màn ảnh truyền hình… Tuy là một bài hát ngắn gọn gồm hai đoạn với khoảng hơn ba mươi nhịp, nhưng ý nhạc lại khá độc đáo, giai điệu thiết tha và sâu lắng, tình cảm chân thành “tôn sư trọng đạo”. Khi nghe bài hát này, nhất là vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hằng năm, tôi lại nhớ đến kỷ niệm cách nay khá lâu mình đã có lần đứng trên bục giảng giới thiệu về phương pháp và nhất là kinh nghiệm sáng tác ca khúc cho các anh chị em thanh niên, trong đó có một đồng tác giả của bài Bụi phấn.

Bài hát v thy cô và bc thư t núi rng Tây Bc

“Nếu em là họa sĩ, em sẽ vẽ bức tranh,

Mang dáng hình thầy cô trên bục giảng trường lớp.

Nếu em là thi sĩ, em sẽ viết bài thơ,

Lòng biết ơn thầy cô dìu dắt em nên người…”

Trên đây là mấy câu mở đầu của ca khúc Nếu em là… tôn vinh các nhà giáo, một ca khúc khá quen thuộc đối với các em học sinh thành phố mang tên Bác. Đó cũng là một “bài ruột” của nhiều đội văn nghệ ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố biểu diễn trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Từ nơi ra đời, bài hát này dần dần lan tỏa đến các địa phương trong cả nước.


Nhc sĩ Lê Văn Lc

Trong số các bức thư của học sinh ở nhiều nơi gửi đến cho tác giả bài hát trong thời gian qua, đáng chú ý có một bức thư của một em học sinh sinh sống tại vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Xin trích một vài đoạn trong bức thư: “… Cháu là một “fan” đam mê ca nhạc và hơn thế nữa, cháu rất mong sau này mình có thể đem chút ít công sức của mình để cống hiến cho nghệ thuật âm nhạc. Trong số các nhạc sĩ sáng tác những ca khúc về tuổi thơ, cháu rất ngưỡng mộ bác, ngưỡng mộ những ca khúc rất hay và phù hợp với lứa tuổi chúng cháu… Trong số những ca khúc của bác, cháu rất thích ca khúc Nếu em là… Cháu đã tìm và nghe nhiều lần, nhưng cháu vẫn chưa thể hiện được bài hát đó một cách đầy đủ hay đúng giai điệu. Cháu thích bài hát đó vì nó rất ý nghĩa, có một giai điệu truyền cảm thiết tha gửi tặng những thầy cô thân thương của mình. Không những cháu mà đông đảo bạn bè của cháu cũng rất hâm mộ bác cũng như bài hát đó…”.

Tác giả bức thư trên là em Bùi Thị Hiếu, học sinh lớp 11A8 Trường THPT Đại Đồng (xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình). Đồng điệu với tình cảm của các em học sinh vùng núi rừng Tây Bắc đối với thầy cô thân thương, mấy câu trong điệp khúc bài hát  Nếu em là… cũng đã thể hiện điều đó:

 “… Em không quên những lời của thầy cô

Đem cho em biết bao điều mới lạ,

Ngàn lời ca chúng em tặng thầy cô

Lòng yêu quý của học trò chúng em…”.

Trương Quang Lc

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)