Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cả nhà cùng “gieo chữ” và đăng ký hiến xác cho khoa học

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà có 3 nhân khu thì c 3 đu là nhà giáo. Không ch hnh phúc vi ngh “đưa đò” mà c gia đình nhà giáo này còn rt hnh phúc khi đưc s chia vi cng đng. Đó là vic cùng hiến máu nhân đo và cùng đăng ký hiến xác cho khoa hc.


V chng nhà giáo Đoàn Văn Sơn cùng con trai Đoàn Minh Quang

C nhà cùng “gieo ch

Đây là câu chuyện của gia đình nhà giáo Đoàn Văn Sơn – Nguyễn Thị Mỹ Hương và con trai Đoàn Minh Quang ngụ ở đường Nguyễn Hữu Hào, phường 8, quận 4, TP.HCM. Thầy Sơn cho biết: “Mặc dù hiện tại, cuộc sống gia đình vẫn không mấy khá giả nhưng chúng tôi vô cùng hạnh phúc vì vợ chồng thuận hòa, con trai hiếu thảo, nối nghiệp giáo của chúng tôi. Hạnh phúc này đôi khi có nhiều tiền cũng không thể nào mua được”.

Thầy Đoàn Văn Sơn sinh năm 1947 tại Sài Gòn. Thời phổ thông, thầy được gia đình cho vào học ở Trường cấp 2-3 Bồ Đề – ngôi trường này do các vị sư thành lập. Chính vì thế, cùng với việc học chữ, thầy đã được tiếp nhận từ các sư ở đây nhiều bài học về nhân cách lối sống của một người phật tử là cái tâm trong sáng, rộng mở, biết hướng tới những điều thiện, biết chia sẻ với mọi người… Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng thầy vẫn quyết tâm học tập và thi đậu vào Khoa Ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp (hệ ĐH mở rộng). Cũng chính trong thời gian này, tình yêu của anh cán sự lớp và cô Bí thư Đoàn khoa Nguyễn Thị Mỹ Hương nảy nở. Sau bao nhiêu trở ngại tưởng chừng như khó có thể vượt qua, họ đã nên duyên vợ chồng. Ra trường, thầy Sơn về công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học Kim Liên, Tiểu học Vĩnh Hội, sau đó chuyển về Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Q.4). Còn cô Hương, sau khi tốt nghiệp ra trường, cô về dạy bộ môn văn tại Trường THCS Nguyễn Huệ 2 (Q.4) và vinh dự được kết nạp Đảng.

Thầy Sơn nhớ lại: “Cuộc sống của vợ chồng tôi thời gian mới cưới nhau gặp rất nhiều khó khăn vì đồng lương nhà giáo rất khiêm tốn. Năm 1988, Đoàn Minh Quang, con trai duy nhất của chúng tôi chào đời trong sự thiếu thốn ấy. Sau này, ngoài thời gian đi dạy, chúng tôi còn nhận việc làm thêm nên cuộc sống gia đình có khá hơn đôi chút, không phải lo chuyện thiếu cái ăn cái mặc như trước nữa”.


Th
y giáo Đoàn Minh Quang ti Trưng THCS Tăng Bt H

Hiện tại, thầy Sơn – cô Hương đã nghỉ hưu. Dù sức khỏe không còn như xưa nhưng thầy cô vẫn tiếp tục công việc giảng dạy ở các lớp phổ cập cho trẻ em nghèo trong phường, trong quận. Nhiều trẻ hư hỏng vì thiếu sự chăm sóc của gia đình đã được vợ chồng thầy Sơn – cô Hương cảm hóa, làm lại cuộc đời.

Đáp lại được sự yêu thương, dạy dỗ chu đáo của ba mẹ nên cậu con trai Đoàn Minh Quang của thầy cô rất ngoan ngoãn và học giỏi, năm nào cũng “rinh” phần thưởng học sinh giỏi về tặng ba mẹ. Thi đậu vào ĐH Hoa Sen (Khoa Anh văn – Thương mại), Minh Quang không chỉ học giỏi mà còn hoạt động phong trào năng nổ. 4 năm ĐH, Minh Quang luôn là chiến sĩ mùa hè xanh xuất sắc tại các mặt trận Đắk Lắk, Bến Tre, Trà Vinh… Thấy con trai sống có lý tưởng, có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng, vợ chồng thầy Sơn rất hạnh phúc. Tốt nghiệp ĐH, Minh Quang về công tác tại Trường THCS Tăng Bạt Hổ (Q.4), giảng dạy môn Anh văn cho đến nay đã hơn 10 năm, thầy cũng đã đứng chân vào hàng ngũ của Đảng. Thầy Minh Quang cho biết: “Cũng vì thần tượng nhân cách và lòng yêu nghề của ba mẹ mà tôi đã nối tiếp nghề giáo. Ba mẹ đều là nhà giáo nên đã giúp đỡ và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong việc giảng dạy, soạn giáo án, đặc biệt là cái tâm trong sáng của nghề giáo… Là nhà giáo, tôi luôn ghi nhớ những lời dạy của ba mẹ: “Có thể con không là nhà sư phạm giỏi, nhưng phải là nhà giáo chân chính. Con hãy làm hết mình cho công việc”. Cứ nhìn vào tấm gương của ba mẹ là tôi tự thấy mình phải sống, phải làm sao cho xứng đáng với công ơn của bậc sinh thành…”.

Nhng tm lòng thm lng!

Đối với vợ chồng thầy Sơn – cô Hương và con trai Minh Quang thì hạnh phúc không chỉ là sự sẻ chia, yêu thương nhau trong cuộc sống gia đình. Mà hạnh phúc còn là sự sẻ chia với cộng đồng, với mọi người xung quanh. Thầy Sơn đã 64 lần hiến máu nhân đạo, cô Hương thì trên 35 lần. Đặc biệt, cả hai vợ chồng thầy cùng đăng ký hiến xác cho khoa học. Noi theo tấm gương của ba mẹ, thầy Minh Quang cũng đều đặn hiến máu nhân đạo và cũng đăng ký hiến xác cho khoa học.


V
 chng nhà giáo Đoàn Văn Sơn – Nguyn Th M Hương

Trong công tác ging dy, 30 năm lin thy Đoàn Văn Sơn đt danh hiu giáo viên gii. Trong phong trào hiến máu, năm 2004, thy vinh d nhn Bng khen ca Th tưng Chính ph. Năm 2007, thy tiếp tc nhn k nim chương ca B trưng B Y tế; Liên tc 14 năm lin (t năm 1993-2007) hai v chng thy Sơn – cô Hương đt danh hiu “Ngưi tt vic tt” cp thành ph

Hiến máu là một công việc rất thầm lặng, không hề biết mặt ai sẽ nhận được những giọt máu của mình. Tuy nhiên, có một vài lần, thầy cô biết được người nhận những giọt máu do mình hiến đó là lần em gái của một đồng nghiệp phải mổ vì bị hẹp van tim, mất nhiều máu, cần máu và thầy đã hiến. Cô ấy đã được cứu sống và hiện sống rất khỏe mạnh, điều này càng nhân đôi niềm vui của thầy. Lần khác, vào lúc 11 giờ đêm, nghe điện thoại báo tin một đồng nghiệp sắp sinh đang gặp nguy vì thiếu máu, cần tiếp máu O trực tiếp, vậy là thầy tức tốc chở cô đến bệnh viện để tiếp máu. Xong việc, nghe bác sĩ thông báo mẹ tròn con vuông, hai vợ chồng thầy cô nhìn nhau cùng cười hạnh phúc rồi lặng lẽ đèo nhau về trong đêm khuya vắng lạnh.

Bác sĩ Bùi Văn Thêm – nguyên Giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM cho biết: “Vợ chồng thầy Sơn – cô Hương xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong phong trào hiến máu nhân đạo của TP, là tấm gương cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc làm của thầy cô xuất phát từ tấm lòng chân thành, lòng tốt vô hạn, không cần có huy chương hay bất cứ lợi nhuận nào khác, âm thầm làm và đóng góp những “quả ngọt” cho đời…”.

Ngoài việc hiến máu nhân đạo, thầy Sơn – cô Hương cũng đã tự nguyện đăng ký hiến xác cho khoa học. Bởi lẽ thầy cô cho rằng họ đã nhận thức được đây là một việc làm vừa cấp bách vừa quan trọng để giúp người, giúp đời.

Anh Khôi

Bình luận (0)