Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cà phê làm giảm khối lượng chất xám nhưng bạn đừng quá lo

Tạp Chí Giáo Dục

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Sỹ, các chất kích thích chứa cafein dường như có thể thay đổi chất xám trong não bộ của con người. Nhưng hiệu ứng dường như chỉ mang tính tạm thời.Cafein (hoặc caffeine) là chất hóa học có trong cà phê, trà, nước ngọt có ga như Coca-Cola,…Tác dụng chính của nó là kích thích hệ thần kinh trung ương và gia tăng sự hưng phấn, nhờ đó giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ nếu như uống vào buổi tối. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chất xám của não. Vậy tiêu thụ cafein thường xuyên có thể ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ hay không?Tiêu thụ cafein thường xuyên có thể gây ra những thay đổi về lượng chất xám trong não bộ.
Tiêu thụ cafein thường xuyên có thể gây ra những thay đổi về lượng chất xám trong não bộ.
Nghiên cứu mới nhất về cafein đã ghi nhận những thay đổi đáng chú ý về khối lượng chất xám trong não bộ.
Cụ thể các nhà khoa học gồm tiến sĩ Carolin Reichert và giáo sư Christian Cajochen đến từ Đại học Basel, Thụy Sỹ cho biết, việc tiêu thụ cafein thường xuyên hàng ngày có thể gây ra những thay đổi về lượng chất xám trong não bộ.
Chất xám là các phần của hệ thống thần kinh trung ương được tạo thành chủ yếu từ các thân tế bào của tế bào thần kinh, trong khi chất trắng chủ yếu là các đường dẫn thần kinh, phần mở rộng dài của các tế bào thần kinh.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên liên kết cafein với những thay đổi trong cấu trúc não. Những nghiên cứu trước đây đã để lại một bí ẩn: Cấu trúc não có bị thay đổi vì mất ngủ do tiêu thụ cafein hay không? Để trả lời câu hỏi này, nghiên cứu đã giao nhiệm vụ cho 20 người trẻ và khỏe mạnh tham gia. Họ là những người có thói quen uống cà phê thường xuyên và uống thuốc viên cafein trong 10 ngày.
Họ sẽ được uống cafein (dạng thuốc viên) và viên nén không chứa cafein (giả dược) trong 10 ngày để theo dõi những thay đổi trong cấu trúc não bộ.
Sau khoảng thời gian 10 ngày, những người tham gia được quét não để đánh giá khối lượng chất xám trong não của họ. Sau đó, họ được yêu cầu tránh xa cafein và uống một viên giả dược trong 10 ngày nữa. Việc quét não sẽ tiếp tục được thực hiện trong khoảng thời gian sau đó.
Họ cũng điều tra chất lượng giấc ngủ của những người tham gia trong phòng thí nghiệm giấc ngủ bằng phương pháp điện não đồ (EEG).
Giấc ngủ không bị ảnh hưởng nhưng chất xám có sự thay đổi
Sau khi thu thập dữ liệu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc tiêu thụ cafein không gây gián đoạn giấc ngủ so với khi không uống cafein. Tuy nhiên, kết quả quét não vẫn cho thấy "sự khác biệt đáng kể về chất xám". Cụ thể những ngày không dùng cafein ghi nhận khối lượng chất xám lớn hơn so với những ngày sử dụng caffein.
Theo nghiên cứu, sự thay đổi thể tích chất xám lớn nhất được ghi nhận ở thùy thái dương bên phải, bao gồm cả hồi hải mã, một vùng não quan trọng để củng cố trí nhớ.
Sự thay đổi cấu trúc não có vẻ chỉ là tạm thời.
Sự thay đổi cấu trúc não có vẻ chỉ là tạm thời.
Mặc dù vậy sự thay đổi cấu trúc não có vẻ chỉ là tạm thời khi khối lượng chất xám đã được tái tạo đáng kể ở các đối tượng thử nghiệm chỉ sau 10 ngày không uống cà phê. Reichert cho hay: "Những thay đổi về hình thái não bộ dường như chỉ là tạm thời. Các so sánh có hệ thống giữa những người uống cà phê và những người tiêu thụ ít hoặc không sử dụng cafein cho đến nay vẫn còn thiếu sót".
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, sự thay đổi này không đồng nghĩa với việc cần tránh uống thức uống có chứa cafein.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Carolin Reichert giải thích: "Kết quả của chúng tôi không có nghĩa rằng, việc tiêu thụ cafein có tác động tiêu cực đến não. Nhưng việc tiêu thụ cafein hàng ngày rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của chúng ta và nó là tiền đề dẫn đến các nghiên cứu sâu hơn".
Reichert cho rằng, nghiên cứu về tác dụng của cafein đối với sức khỏe trước đây chỉ được thực hiện trên các bệnh nhân. Do đó họ sẽ cần mở rộng đối tượng nghiên cứu sang những người khỏe mạnh.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)