Ngày 18-1, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Sản xuất và Tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL họp tổng kết năm 2010 cho biết, dù vẫn tồn tại thực trạng “hầu hết các doanh nghiệp tự xây dựng thị trường, thương hiệu riêng” nhưng cũng đã rõ những dấu hiệu tiến tới coi trọng hiệu quả kinh tế.
Cá tra vào nhà máy chế biến . Ảnh: Duy Khương |
Kim ngạch đã đạt 1,4 tỷ USD
Diện tích nuôi cá tra năm 2010 của ĐBSCL là 5.420 ha, giảm khoảng 5% so với năm 2009. Tuy nhiên, năng suất cao hơn, đạt bình quân 261,2 tấn/ha/vụ. Bên cạnh, một số địa phương như Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thức ăn đầu tư nuôi cá tra nên diện tích lại tăng.
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2010 ít xảy ra dịch bệnh trên cá tra nhờ áp dụng các bộ tiêu chuẩn tiên tiến trong nuôi trồng và chế biến. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2010 ước xuất khẩu được 645.000 tấn cá tra phi-lê đông lạnh, kim ngạch đạt 1,4 tỷ USD. Hiện đã có 150 doanh nghiệp được công nhận đủ điều kiện và được phép xuất khẩu cá tra sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Trung bình năm 2010 người nuôi cá tra có lãi. Giá xuất khẩu cá tra năm 2010 tăng 3% so với năm 2009.
Từ tháng 9-2010 đến nay, giá cá tra xuất khẩu tăng liên tục. Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch VASEP cho biết, cá tra phi-lê xuất sang Mỹ hiện có giá 3,85 USD/kg, tăng 10% so với tháng 9-2010; xuất sang châu Âu có giá 2,9 USD/kg, tăng 20% so với tháng 9-2010.
Kiểm soát sản lượng hướng đến hiệu quả
Từ tháng 9-2010 đến nay, giá cá tra xuất khẩu tăng liên tục. Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch VASEP cho biết, cá tra phi-lê xuất sang Mỹ hiện có giá 3,85 USD/kg, tăng 10% so với tháng 9-2010; xuất sang châu Âu có giá 2,9 USD/kg, tăng 20% so với tháng 9-2010.
Kiểm soát sản lượng hướng đến hiệu quả
Bộ NN&PTNT nêu chỉ tiêu năm 2011, diện tích nuôi cá tra sẽ là 6.025 ha, sản lượng thu hoạch 1,3 triệu tấn. Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu thì khó đạt và cũng không nhất thiết phải đạt, ngược lại nên duy trì sản lượng khoảng 1 triệu tấn trở xuống.
Nguyên nhân khó đạt là cá tra phải nuôi 7-8 tháng mới cho thu hoạch. Hiện nay, các nhà máy chế biến đang trong tình trạng thiếu nguyên liệu, do các nhà máy chế biến người nuôi treo ao.
Tuy nhiên, theo ông Dương Ngọc Minh thì: “Thiếu nguyên liệu có khi lại là tốt, có lợi cho người nuôi và cả chế biến xuất khẩu, vì giá tăng, hiệu quả sản xuất và chế biến xuất khẩu được nâng lên”.
Ông Minh phân tích, thiếu nguyên liệu khiến giá nguyên liệu tăng và buộc các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu phải nâng cao chất lượng. Những doanh nghiệp cạnh tranh bằng hạ giá xuất khẩu sẽ ít còn cơ hội tồn tại.
Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch thường trực VASEP Nguyễn Hữu Dũng nói: không nên chú trọng tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Thực tế, khi 20 doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu thủy sản tuyên bố dịp cuối năm 2010 thiếu cá tra nguyên liệu và đặt ra giá sàn cho phi-lê cá tra thịt trắng là 3 USD/kg, nhiều thị trường đã chấp nhận.
Sáu Nghệ/ TPO
Bình luận (0)