Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Các địa phương cần phát huy thế mạnh để phát triển

Tạp Chí Giáo Dục

Cui tun qua, lãnh đo Đng, Nhà nưc đã có bui làm vic vi nhiu tnh, thành v tình hình phát trin kinh tế – xã hi, quc phòng – an ninh, xây dng Đng, xây dng h thng chính tr năm 2021 và quý I/2022; nhim v trng tâm t nay đến cui năm 2022.


Ch
 tch Quc hi Vương Đình Hu làm vic ti tnh Thanh Hóa. Ảnh: Q.H

+ Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích rõ hơn về các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Bình Phước.

Bình Phước là tỉnh có đủ điều kiện để phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, Thủ tướng yêu cầu xác định quan điểm này trong nhận thức và hành động. Tỉnh rất thuận lợi để phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp, các dịch vụ đi theo, năng lượng sạch, nhưng vấn đề đặt ra là xác định lĩnh vực nào để phát triển có hiệu quả nhất.

Điểm nghẽn lớn nhất của Bình Phước là kết nối giao thông. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Phát triển chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, chưa dựa nhiều vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục còn hạn chế. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) xếp trong nhóm trung bình thấp (lần lượt xếp thứ 50/63 và 42/63).

Thủ tướng yêu cầu phát huy tinh thần tự lực, tự cường để khắc phục những yếu kém, khó khăn, vươn lên mạnh mẽ. Đồng thời, tìm mọi cách để tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, nhất là với những khoản chi không cần thiết để tập trung chi cho đầu tư phát triển. Trong bối cảnh nguồn lực, thời gian có hạn, tỉnh cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tập trung hoàn thành dứt điểm. Tỉnh phải phát huy mạnh mẽ các nguồn lực bên trong gồm con người; tài nguyên thiên nhiên; truyền thống văn hóa lịch sử. Trong tài nguyên thiên nhiên, đất đai là nguồn lực lớn nhất của tỉnh, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tỉnh quy hoạch và sử dụng đất đai hiệu quả nhất có thể, đồng thời bảo vệ môi trường.

+ Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sau 25 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương đã trở thành tỉnh năng động, có nhiều cách làm sáng tạo; có kinh tế và công nghiệp phát triển, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn gắn bó. Giai đoạn gần đây, Bình Dương luôn nằm trong nhóm tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội tỉnh và liên vùng tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Hạ tầng xã hội, nhất là hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa chưa tương xứng với sự phát triển chung của tỉnh. Công tác lập quy hoạch được quan tâm nhưng còn hạn chế. Giải ngân vốn đầu tư công chậm. Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) xếp trong nhóm thấp, năm 2020 xếp thứ 57/63.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh tiếp tục phân tích, làm rõ nguyên nhân của các hạn chế, nhất là các nguyên nhân chủ quan và phát huy các bài học kinh nghiệm quan trọng như giữ vững đoàn kết, thống nhất; năng động, sáng tạo hơn nữa, cố gắng, nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa; phối hợp với TP.HCM, các tỉnh xung quanh chặt chẽ, hiệu quả hơn; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, huy động sức mạnh đại đoàn kết cho phát triển.

Tỉnh cần quyết liệt hơn nữa trong phát triển hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa), hạ tầng số, hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh thu hút đầu tư không bằng mọi giá; phát triển hệ sinh thái công nghiệp theo hướng xanh, thông minh, bền vững; đẩy mạnh phát triển các ngành chế biến chế tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp phục vụ đắc lực phát triển công nghiệp.


Th
 tưng Phm Minh Chính kho sát thc đa ti khu vc sui Mã Đà nm gia Bình Phưc và Đng Nai. Ảnh: VGP

+ Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao những thành tựu tăng trưởng kinh tế, xã hội cũng như kết quả trong công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh. Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số chỉ tiêu kinh tế chưa đạt, kết cầu hạ tầng chưa động bộ, cải thiện môi trường đầu tư chưa có bứt phá, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra… Thời gian tới, Thanh Hóa cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc Bộ Chính trị ra Nghị quyết 58 về “Phát triển Thanh Hóa thành một cực tăng trưởng mới” và Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 37 về “Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa” thể hiện rõ sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước với Thanh Hóa và bản thân tỉnh cũng có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển vùng, liên vùng và cả nước.

Chủ tịch Quốc hội nhắc lại lời của Bác Hồ khi thăm Thanh Hóa, “Tỉnh Thanh Hóa phải trở thành 1 tỉnh kiểu mẫu”. Tỉnh Thanh Hóa cần nhân lên khát vọng vươn lên của nhân dân, cơ chế đã có và bây giờ là nguồn nhân lực thực hiện. Trách nhiệm này, Đảng bộ tỉnh cần quán triệt sâu sắc hơn trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ khát vọng sẽ nâng chỉ tiêu lên, phải tạo ra áp lực để có động lực phấn đấu thành công.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Thanh Hóa tận dụng thời gian cụ thể hóa và đẩy nhanh việc triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13-11-2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Cần coi trọng tăng nguồn đầu tư, đánh giá tác động trong cơ chế phí, nếu thiết thực và phục vụ lợi ích người dân thì chắc chắn nhân dân sẽ ủng hộ sẽ đồng tình.

Về tiến độ xây dựng và triển khai hiệu quả quy hoạch, tỉnh cần đẩy nhanh và phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng Bắc Trung bộ. Chú trọng phát triển công nghiệp theo chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh; trước mắt phối hợp tháo gỡ khó khăn cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn…

Nhóm PV

Bình luận (0)