Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Các địa phương chuẩn bị kỹ cho kỳ thi THPT quốc gia

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày qua, lãnh đo B GD-ĐT đã đến kim tra công tác chun b k thi THPT quc gia 2019 ca mt s đa phương; theo đó, lãnh đo b đ ngh vic t chc thi không đưc ch quan bt k khâu nào, cn có phương án cho tng ni dung công vic c th.

Thí sinh d thi THPT quc gia năm 2018 ti TP.HCM

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay cả nước có hơn 886 ngàn thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có trên 653 ngàn thí sinh đăng ký lấy kết quả để xét tuyển ĐH.

Khc phc nhng bt cp ca k thi trưc

Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm nay kế thừa được những ưu điểm và kết quả đã đạt được, khắc phục những bất cập của các kỳ thi trước đó; bảo đảm tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên, học sinh; phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục ĐH và với xu hướng chung của các nước trên thế giới. Qua 4 năm thực hiện ổn định với một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật theo từng năm, kỳ thi đã đáp ứng yêu cầu thi cử gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh và xã hội; công tác tuyển sinh ÐH, CÐ diễn ra thuận lợi, phát huy ngày càng cao tính tự chủ của các cơ sở đào tạo, mở ra nhiều hơn cơ hội tiếp cận giáo dục ÐH, giáo dục nghề nghiệp cho thí sinh. Bên cạnh đó, cung cấp thông tin phản hồi tin cậy về chất lượng giáo dục phổ thông để điều chỉnh quá trình dạy học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận một số khó khăn, hạn chế như: Việc ra đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi, xét tuyển ÐH, CÐ hằng năm vẫn còn một số bất cập, cần rút kinh nghiệm, hoàn thiện để kết quả thi đảm bảo tính khách quan, trung thực. Ðặc biệt, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, đề thi ngoài mục đích xét tốt nghiệp THPT còn là căn cứ để các trường ĐH, CĐ xét tuyển sinh nên có tính phân hóa cao, có những câu hỏi có độ khó hơn so với yêu cầu của học sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; còn để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi ở một số địa phương (như Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La). Ngoài nguyên nhân thuộc trách nhiệm trực tiếp của ban chỉ đạo thi cấp tỉnh đối với việc tổ chức thi tại địa phương, còn có nguyên nhân thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ÐT trong khâu ra đề thi và vai trò giám sát ở một số khâu tổ chức thi. Bên cạnh đó, phần mềm chấm thi trắc nghiệm tuy cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi nhưng vẫn còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi, nhất là khi người dùng thực hiện gian lận có tổ chức và có chủ đích từ trước.

Chú ý c nhng khâu nh nht

Tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia ở Cao Bằng mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An cho rằng dù chuẩn bị chu đáo tới đâu, trong thực tế vẫn có thể phát sinh các tình huống ngoài dự đoán, vì vậy không thể chủ quan bất kỳ khâu nào, cần có phương án cho từng nội dung công việc cụ thể.

Thứ trưởng Lê Hải An cũng đề nghị tỉnh này bổ sung lực lượng bảo vệ cho những trường nằm sát khu vực nhà dân, bố trí đủ phòng chờ cho thí sinh tự do… Đặc biệt cần hỗ trợ tốt cho giảng viên các trường ĐH về địa phương phối hợp tổ chức thi. Được biết, năm nay toàn tỉnh Cao Bằng có 20 điểm thi, 206 phòng thi và 4.782 thí sinh dự thi. Với số lượng này, tỉnh đã huy động 522 cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia tổ chức. Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Hải An cũng yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các trường nghiêm túc thực hiện quy định về kiểm tra đánh giá học sinh trong cả chương trình học để những học sinh trúng tuyển ĐH bằng xét học bạ đảm bảo tính công bằng, khách quan. 

Tại Yên Bái, Bộ GD-ĐT đề nghị công an tỉnh có phương án đảm bảo an toàn, an ninh nghiêm ngặt trường thi. Tuyệt đối không để bên ngoài có thể nhìn vào bên trong phòng thi hoặc xâm nhập trường thi, gây nguy cơ lộ, lọt đề ra ngoài hay gian lận trong quá trình làm bài. Ngoài ra, công an địa phương cũng cần có phương án đảm bảo giao thông, hỗ trợ thí sinh thuận tiện di chuyển tới điểm thi. Tỉnh Yên Bái đến nay đã bố trí 25 địa điểm với 305 phòng thi, 999 cán bộ ngành giáo dục và ngành liên quan tham gia coi thi cho 7.050 thí sinh, trong đó 6.707 em là học sinh lớp 12, còn lại 343 em là thí sinh tự do. Ngoài Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, địa phương này còn thành lập 9 ban chỉ đạo thi cấp huyện/thành phố nhằm đảm bảo việc chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Tới thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi như chuẩn bị nhân sự, lắp đặt camera an ninh… đã cơ bản hoàn tất.

Mới đây, Ban chỉ đạo thi tỉnh Gia Lai cũng đã có buổi làm việc với đại diện UBND các huyện/thị xã/thành phố và trưởng phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc trung tâm GDNN-GDTX… Theo đó, ông Nguyễn Tư Sơn (Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai) đề nghị các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX tiếp tục duy trì tổ chức ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh đến hết ngày 20-6; động viên các em chuẩn bị tâm lý vững vàng cho kỳ thi; chú ý hỗ trợ các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn khi đi thi… Các trường THPT, THCS có đặt điểm thi cần chú ý nhiều khâu, trong đó có đề phòng cháy nổ; phối hợp bố trí đưa đón cán bộ giảng viên từ 5 trường ĐH, CĐ về tham gia tổ chức thi…

Tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi của Bộ GD-ĐT ở Cà Mau vừa qua, lãnh đạo địa phương này cho biết kỳ thi thử đã được tỉnh tổ chức cho học sinh với tỷ lệ đạt là 88,5%, trong đó học sinh giáo dục phổ thông chiếm gần 89%; GDTX hơn 33%. Tỷ lệ này thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụm thi Cà Mau năm nay do Sở GD-ĐT tỉnh phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Cửu Long tổ chức cho 9.349 thí sinh, được bố trí 394 phòng thi thuộc 17 điểm thi. Địa phương dự kiến điều động khoảng 1.288 cán bộ tham gia tổ chức.

Bài, ảnh: M.Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)