Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Các địa phương “siết” an toàn thực phẩm trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua, trên đa bàn TP.HCM xy ra các s c liên quan đến an toàn thc phm, khiến nhiu ngưi nhp vin, trong đó có không ít hc sinh. Nhm đm bo an toàn v sinh thc phm, phòng chng ng đc trong trưng hc, hàng lot qun, huyn qun lý cht an toàn thc phm trong trưng hc.


Hàng rong trưc cng trưng rt thu hút hc sinh

Nguyên nhân chủ yếu của các vụ ngộ độc là do điều kiện thời tiết nắng nóng, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật hoặc do ăn uống các thực phẩm không đảm bảo an toàn.

Để chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, quận 1 đề nghị hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận tiếp tục tuyên truyền kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học. Huy động sự phối hợp của cán bộ y tế trường học, cha mẹ học sinh trong giám sát nguyên liệu đầu vào, quá trình chế biến tại các bếp ăn trường học, căng tin, kiên quyết không sử dụng nguyên liệu, sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực hiện nghiêm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường công tác thông tin truyền thông với nhiều hình thức (báo tường, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt dưới cờ…), tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh học sinh không mua quà vặt, hàng rong trước cổng trường. Hướng dẫn học sinh thực hiện các quy định về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đặc biệt trong cao điểm mùa nắng nóng.

Bên cạnh đó, nhà trường cần phối hợp với cha mẹ học sinh kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm được tặng miễn phí hoặc trong chương trình giới thiệu, quảng cáo, bán, nhân đạo mà các tổ chức cá nhân thực hiện trong khu vực trường học (nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng…). Trường hợp phát hiện cần tạm dừng sử dụng sản phẩm và thông báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương để xác minh, xử lý.

Tại huyện Cần Giờ, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện, bà Lê Thị Kim Châu – Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện yêu cầu hiệu trưởng các nhà trường chủ động xây dựng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm phù hợp tình hình thực tế tại đơn vị.

Tăng cường công tác thông tin truyền thông với nhiều hình thức, cập nhật các kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đến toàn thể giáo viên, nhân viên, cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm, học sinh… nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.

Tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh học sinh không mua quà vặt, hàng rong trước cổng trường nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Riêng các trường học có tổ chức bếp ăn, căng tin nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, điều kiện về con người trong suốt quá trình sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Thực hiện kiểm tra, giám sát và phối hợp với ngành y tế huyện trong công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với căng tin, bếp ăn tập thể tại đơn vị.

Khuyến cáo phụ huynh học sinh không mua hàng rong trước cổng trường

TP.Thủ Đức khuyến cáo phụ huynh học sinh không mua hàng rong trước cổng trường; đồng thời yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm tại bếp ăn và căng tin.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức yêu cầu hiệu trưởng các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại cơ sở.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm. Tuyên truyền cách lựa chọn thực phẩm an toàn, chú ý vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không đảm bảo an toàn thực phẩm trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm.

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương trong giáo dục, hướng dẫn học sinh về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt trong mùa nắng nóng. TP.Thủ Đức khuyến cáo phụ huynh học sinh không mua thực phẩm hàng rong trước cổng trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm chế biến không được bảo hộ lao động (khẩu trang, găng tay), thực phẩm sử dụng quá nhiều phẩm màu…

Thức ăn nấu chín đến khi ăn để không quá 2 giờ

Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức yêu cầu nhà trường tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm tại bếp ăn và căng tin:

Trong đó, với các cơ sở giáo dục tự tổ chức bếp ăn phải đảm bảo bếp ăn theo quy trình một chiều, lưu mẫu, có phòng phân chia thức ăn riêng. Thực hiện công khai thực đơn, nguồn gốc nguyên liệu hàng ngày tại bảng thông báo của trường để cha mẹ học sinh được biết và giám sát. Thời gian từ sau khi nấu chín đến khi ăn không để quá 2 giờ.

Đối với các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, trường phải ký hợp đồng với các cơ sở cung cấp suất ăn đã được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận trong chuỗi an toàn thực phẩm, chứng nhận HACCP, ISO 22000:2005, VietGAP, GlobalGAP…; cơ sở chế biến phải đảm bảo theo quy trình một chiều. Thời gian từ sau khi nấu chín đến khi ăn không để quá 2 giờ.

Riêng các cơ sở giáo dục mầm non không thực hiện hợp đồng dịch vụ với đơn vị cung cấp suất ăn.

Đối với căng tin trường học phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận trong chuỗi an toàn thực phẩm, chứng nhận HACCP, ISO 22000:2005, VietGAP, GlobalGAP… Không quảng cáo, kinh doanh nước ngọt có gas, thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học. Không dùng vật liệu nhọn, sắc để xiên, ghim đồ ăn (que tre nhọn…). Nguồn nguyên liệu làm trà sữa phải rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng…

Yến Khương

Bình luận (0)