Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Các giá trị truyền thống của gia đình cần được giữ gìn!

Tạp Chí Giáo Dục

Không phi ngu nhiên mà gia đình đưc xem là tế bào ca xã hi. Gia đình là nn tng ca s phát trin xã hi, là nơi hình thành nhân cách ca mi con ngưi. Trong tiến trình vn đng và phát trin, gia đình luôn có mt v trí và vai trò rt quan trng trong vic bo v và gi gìn các giá tr văn hóa. Gia đình là nơi tiếp nhn, kế tha và chuyn giao nhng giá tr truyn thng ca dân tc t thế h này sang thế h khác.


Vic gi gìn và phát huy các giá tr văn hóa truyn thng trong gia đình là điu có ý nghĩa hết sc quan trng. Ảnh: I.T

S tiếp ni giá tr truyn thng ca nhiu thế h

Trong một gia đình Việt Nam, luôn có sự tiếp nối một cách đặc biệt và sống động của những giá trị truyền thống… Sự tiếp nối ấy tự nhiên, không khiên cưỡng khi mỗi cá nhân, mỗi thành viên đều tự nguyện và thoải mái lớn lên bằng chính những giá trị ấy…

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Hiện nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam đang có những vận động và biến đổi. Bên cạnh việc xuất hiện nhiều giá trị mới của xã hội hiện đại thì nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình Việt Nam đang có nguy cơ bị xâm hại và dần mai một đi. Những năm gần đây, một số vấn đề bức xúc, tiêu cực đã và đang nảy sinh trong quan hệ xã hội, cộng đồng và gia đình mà chúng ta không thể kiểm soát nổi, một trong những nguyên nhân đó là hệ quả của sự lãng quên hoặc từ bỏ nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình.

Tiêu chí gi gìn các giá tr văn hóa truyn thng trong gia đình

Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm gì, làm như thế nào để gia đình, nhà trường và xã hội có được sự thống nhất chung về lý luận, phương pháp và một cơ chế vận hành phối hợp để có thể phát huy tối đa vai trò của mình trong việc giáo dục và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình?


B
a cơm gia đình là mt nét văn hóa truyn thng tt đp rt cn đưc gìn gi, phát huy

Thứ nhất: Cần nhận thức rõ rằng, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ các thành viên trong gia đình tránh được các tệ nạn xã hội và nhiều vấn đề tiêu cực khác nảy sinh trong cuộc sống. Gia đình là nền tảng để thế hệ trẻ xác định được đâu là giá trị đích thực, văn minh, tiến bộ trong xã hội hiện đại cần phải được tiếp thu, học hỏi. Đâu là những vấn đề tiêu cực, lai căng đi ngược với xu thế văn minh, tiến bộ. Đâu là cơ sở để thế hệ trẻ xây dựng nhân cách mới, hợp với xu thế hiện đại, nhưng không có nghĩa là quay lưng hoàn toàn với quá khứ, mà quá khứ sẽ được chắt lọc, mài giũa, đổi thay cho phù hợp với điều kiện mới, tiến bộ và văn minh hơn.

Thứ hai: Hiện nay, truyền thống văn hóa nói chung và văn hóa gia đình nói riêng chưa được thống nhất, xem đâu là cái lạc hậu, bảo thủ không hợp với xu hướng hiện đại, tiến bộ của xã hội cần phải được loại bỏ, lên án và đâu là những giá trị, chuẩn mực truyền thống hợp với xu thế tiến bộ cần phải được tiếp thu, kế thừa và phát triển. Tránh việc cổ vũ cho những giá trị chưa được chuẩn mực hiện nay như một số bạn trẻ phát cuồng với những thần tượng và tôn sùng họ như một giá trị bất hủ nhưng giá trị ấy không phù hợp với số đông xã hội. Vì vậy, để có được sự thống nhất chung trong việc lựa chọn những giá trị truyền thống để truyền dạy cho thế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường và xã hội thì nhất thiết chúng ta phải có một khung lý luận, phương pháp luận và những tiêu chuẩn cụ thể để xem xét, đánh giá những gì nên giữ lại, phát huy, những gì nên loại bỏ, tìm ra những giá trị thực sự phù hợp với truyền thống và thời đại hiện nay.

Thứ ba: Bản thân mỗi gia đình, đặc biệt là ông bà, cha mẹ nên lưu giữ những nếp sống, những giá trị truyền thống những thói quen tốt đẹp của gia đình xưa nay, đó là cùng nhau quây quần với bữa cơm gia đình. Trong tâm thức người Việt, bữa cơm gia đình không đơn thuần chỉ là bữa ăn, là một hoạt động bản năng, bữa cơm gia đình còn là một hoạt động văn hóa giàu ý nghĩa nhân văn, ở đó luôn ẩn chứa những đạo lý thiêng liêng. Những bữa cơm ngon ngọt, ấm áp tình thân gia đình đã nuôi dưỡng con người lớn lên, trưởng thành cả tâm hồn và thể chất. Người Việt vẫn luôn trân trọng những bữa cơm gia đình như thế suốt bao đời nay, đây là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp rất cần được gìn giữ, phát huy.

Đ xây dng con ngưi mi, nn văn hóa mi “tiên tiến, đm đà bn sc dân tc” thì vic gi gìn và phát huy các giá tr văn hóa truyn thng trong gia đình là điu có ý nghĩa hết sc quan trng. Đó không ch là vai trò ca gia đình, nhà trưng mà là ca c cng đng và toàn xã hi. Nhưng đu tiên và trên hết, nhng tác đng đc bit t gia đình s đ li nhng dn không nh trong s hình thành hay tiếp nhn nhng giá tr truyn thng mt cách rt t nhiên, ngt ngào và hiu qu

Ở đó còn là nề nếp sinh hoạt có tổ chức tôn ti trật tự, đó là thói quen chào hỏi lễ phép, kính trên nhường dưới… Mỗi người lớn là một tấm gương để các con em, những thế hệ sau học tập và noi theo. Có như vậy thì các giá trị truyền thống mới sống mãi với thời gian khi ăn sâu vào thói ăn, nếp ở của mỗi gia đình.

Để xây dựng con người mới, nền văn hóa mới “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thì việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó không chỉ là vai trò của gia đình, nhà trường mà là của cả cộng đồng và toàn xã hội. Nhưng đầu tiên và trên hết, những tác động đặc biệt từ gia đình sẽ để lại những dấu ấn không nhỏ trong sự hình thành hay tiếp nhận những giá trị truyền thống một cách rất tự nhiên, ngọt ngào và hiệu quả…

Sơn Hunh

Bình luận (0)