Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Các giải pháp khuyến học đối với học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

So vi nhiu đa phương khác trong cc, TP.HCM to ra cơ hi hc tp đa dng tt hơn hn. Đó là thành ph có h thng giáo dc phong phú, vi nhiu loi trưng hc đa dng, bao gm các trưng công lp, tư thc, quc tế, chuyên bit và trưng chuyên.

Khuyến học là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo tất cả học sinh đều có cơ hội phát triển và thành công trong học tập (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Khôi

Điều này tạo ra nhiều cơ hội học tập cho học sinh với các chương trình giáo dục và giảng dạy khác nhau, cũng như dành cho các nhóm đối tượng khác nhau. Thí dụ, một số học sinh có điều kiện thể chất, trí não đặc thù có thể học ở các trường chuyên biệt (dành cho trẻ chậm phát triển, trẻ khuyết tật hoặc trẻ tự kỷ…, điều mà các địa phương khác rất khó thực hiện). Bên cạnh đó, thành phố cũng cung cấp nhiều hoạt động ngoại khóa như các câu lạc bộ học thuật, thể thao, nghệ thuật, các sự kiện cộng đồng, cùng nhiều hoạt động khác mang tính giới thiệu về cơ hội học tập, hướng nghiệp, tư vấn du học…, đã giúp học sinh phát triển toàn diện và có thêm điều kiện chọn lựa nơi học, môi trường học phù hợp với bản thân.

Tuy nhiên, tại TP.HCM, học sinh thường phải đối mặt với áp lực học tập cao, đặc biệt là ở các trường chuyên và lớp chọn, hay ở những gia đình cho con học đồng thời nhiều lớp, nhiều môn. Áp lực này có thể dẫn đến căng thẳng và giảm động lực học tập. Bên cạnh đó, một số học sinh không nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích đủ từ gia đình, do thiếu quan tâm, do điều kiện kinh tế hoặc cha mẹ không có đủ kỹ năng chăm sóc việc học của con, điều này có thể ảnh hưởng đến động lực học tập của trẻ. Hay sự khác biệt về chất lượng giáo dục giữa các khu vực trong thành phố, đặc biệt là giữa các quận trung tâm và vùng ven, giữa các quận với các huyện, có thể tạo ra sự không công bằng trong cơ hội học tập. Đó là chưa kể khoảng cách về thu nhập, mức sống của cha mẹ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng đầu tư cho việc học của trẻ.

Ngoài ra, do điều kiện diện tích và cách tổ chức, một số trường học có thể thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và từ đó ít tạo cho học sinh cơ hội thực hành và khám phá thực tế, điều này có thể làm giảm sự hứng thú và động lực học tập của các em. Đặc biệt, một số chương trình giáo dục chưa đủ kết nối với nhu cầu thực tiễn và thị trường lao động, làm cho học sinh khó thấy được ứng dụng thực tiễn của kiến thức, nhất là giữa lý thuyết với thực tiễn vốn còn khoảng cách khá xa, làm cho học sinh dễ cảm thấy việc học không có nhiều tính thiết thực. Từ thực tế đó, xin đề xuất một số giải pháp khuyến học đối với học sinh trong điều kiện hiện nay.

Thứ nhất, tăng cường hỗ trợ tinh thần và động viên cho học sinh. Đó là xây dựng môi trường học tập hỗ trợ và tích cực, nơi học sinh cảm thấy được khuyến khích và tôn trọng. Nhà trường, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh… nên đưa ra các chương trình khen thưởng và công nhận những nỗ lực và thành tích của học sinh, nhất là ghi nhận sự phấn đấu của các học sinh có điều kiện đặc biệt, học sinh có tiến bộ vượt bậc, chứ không phải chỉ dành cho học sinh giỏi. Thí dụ, một học sinh mồ côi cha do dịch Covid-19 đã có sự phấn đấu lớn dù điều kiện gia đình rất khó khăn thì nên được quan tâm chăm sóc, động viên đầy đủ, thường xuyên chứ không phải chỉ khen thưởng theo thành tích học tập. Đó là tăng cường phối hợp giữa gia đình và trường học, như khuyến khích phụ huynh tham gia vào quá trình học tập của con cái, đồng thời cung cấp thông tin giúp phụ huynh có thể động viên và hỗ trợ con cái một cách hiệu quả… Các hoạt động họp phụ huynh nên được quan tâm tổ chức thành các diễn đàn theo một số chủ đề nhất định theo điều kiện cụ thể chứ không phải chỉ là các sinh hoạt mang tính kêu gọi ủng hộ hoặc thông tin vắn tắt tình hình của trường, của lớp.

Thứ hai, không ngừng cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập. Đó là tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho giáo viên để cải thiện phương pháp giảng dạy và kỹ năng quản lý lớp học, giúp họ có thể tạo ra môi trường học tập hứng thú và hiệu quả dành cho học sinh. Nhất là trong điều kiện các bộ sách giáo khoa có sự khác biệt về bố cục, nội dung cụ thể càng cần phải có sự cập nhật về kiến thức, kỹ năng, phương pháp để bảo đảm chất lượng giảng dạy một cách tốt nhất. Đó là thường xuyên cập nhật và cải tiến chương trình giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và xu hướng hiện tại, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh khám phá và thực hành kiến thức một cách sáng tạo. Chẳng hạn cần cung cấp nhiều cơ hội cho học sinh được thực hành và khám phá như thực tập, nghiên cứu và tổ chức các dự án cộng đồng, nhất là tạo điều kiện cho học sinh ứng dụng kiến thức vào thực tế. Đó là hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp để tạo ra các chương trình học tập kết hợp với thực tiễn, giúp học sinh hiểu rõ hơn về tính ứng dụng của kiến thức. Đặc biệt là với việc chương trình giáo dục phổ thông đang ngày càng bám sát thực tế hơn thì nhu cầu được thực hành, tham quan, trải nghiệm các hoạt động thực tiễn càng chú trọng nhiều hơn.

Thứ ba, đảm bảo cơ hội học tập bình đẳng. Ngành giáo dục và các địa phương cần quan tâm đầu tư cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập ở các trường học, đặc biệt là ở các khu vực khó khăn, để đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có cơ hội học tập trong một môi trường tốt. Thí dụ, việc một số trường học ở khu vực vùng ven thành phố hiện có sĩ số quá đông thì không thể bảo đảm chất lượng dạy và học, cần có giải pháp khắc phục quyết liệt và triệt để. Bên cạnh đó, cần có nhiều giải pháp khuyến khích học sinh từ các nhóm yếu thế, như cung cấp các chương trình hỗ trợ học tập bao gồm học bổng, trợ cấp học phí và các lớp học bổ trợ để đáp ứng yêu cầu của từng nhóm học sinh khác nhau, thay vì áp dụng một chương trình, một cách thức chung.

Thứ tư, khuyến khích sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Ngành giáo dục và nhà trường nên xây dựng các không gian sáng tạo trong trường học, nơi học sinh có thể thực hiện các dự án cá nhân và nhóm, thử nghiệm các ý tưởng mới… Đó là cách để học sinh có thể triển khai ngay các hoạt động thực tế từ kiến thức học được thay vì học chỉ để thực hiện các bài kiểm tra, bài thi. Ngoài ra, nhà trường nên phối hợp với địa phương, đoàn thể… khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, như tổ chức các cuộc thi, hội thảo và chương trình khởi nghiệp… để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và sự sáng tạo, giúp học sinh phát triển kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề. Đây là cách để học sinh đề cao việc tạo ra các ý tưởng và giải pháp mới.

Khuyến học trong học sinh tại TP.HCM là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có cơ hội phát triển và thành công trong học tập. Bằng cách thực hiện các giải pháp như nêu trên, thành phố có thể xây dựng một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ, giúp học sinh phát huy tối đa khả năng của mình. Đó cũng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố, từ đó tạo điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố và đất nước.

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)