Sự kiện giáo dụcTin tức

“Các giải pháp tăng cường an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Là chủ đề hội thảo do Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (Quỹ AIP) vừa phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức.


Các đại biểu tham dự hội thảo

Đây là hoạt động thuộc phạm vi dự án “Tăng cường quản lý các yếu tố rủi ro có nguy cơ cao dẫn tới tai nạn giao thông và hậu quả lớn nhằm cải thiện ATGT đường bộ tại Việt Nam” do Hiệp hội ATGT đường bộ toàn cầu (GRSP) và Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu (GHAI) hỗ trợ kỹ thuật thực hiện.

Hội thảo đánh dấu bước quan trọng góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về trật tự ATGT. Giáo sư Sử học Dương Trung Quốc chia sẻ: “Giáo dục và truyền thông rất quan trọng trong quá trình tuyên truyền và thực thi pháp luật. Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa gắn liền với giao thông vận tải. Vì thế, cần đặc biệt chú trọng đến tâm lý của người dân trong quá trình xây dựng và triển khai thực thi pháp luật để tránh những phản ứng tiêu cực; đồng thời cần có các chế tài phù hợp đảm bảo sự bình đẳng với tất cả mọi người”.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo kỹ thuật chuyên sâu về các yếu tố hành vi nguy cơ cao gây mất ATGT đường bộ trong thực tiễn tại Việt Nam. Nội dung báo cáo gồm các bằng chứng khoa học, những kinh nghiệm quốc tế của Hiệp hội GRSP, Tổ chức GHAI và khuyến nghị các giải pháp giúp tăng cường ATGT để hoàn thiện các quy định pháp luật. Đánh giá cao và đồng ý với các báo cáo, ông Lưu Văn Đức – Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội cho biết, điều quan trọng là phải thực hiện các chiến dịch truyền thông và các chương trình giáo dục phù hợp với các nhóm dân cư cụ thể. “Chúng ta không chỉ nhắm vào việc xử phạt mà cần tuyên truyền nâng cao ý thức thái độ và sự tuân thủ của mọi người. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình thực thi pháp luật”.

Tiến sĩ Roberto Araneta Valera – Cục phó Cục Thực thi pháp luật, Vụ Giao thông đường bộ và Tiến sĩ Natasha Daphne Marcelo, Quản lý dự án ATGT, Tổ chức ImagineLaw cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong quá trình xây dựng các quy định và thực thi pháp luật liên quan tới thiết bị an toàn cho trẻ em trên các phương tiện cơ giới tại Philipines. Các khuyến nghị chính liên quan đến 5 yếu tố hành vi có nguy cơ gây mất ATGT trong báo cáo kỹ thuật chuyên sâu gồm: Thiết bị an toàn cho trẻ em; Dây an toàn; Quản lý nồng độ cồn; Quản lý tốc độ; Mũ bảo hiểm.

N.Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)