Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tửkhổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.
Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo.
Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa – người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.
Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô.
Hai hành tinh nằm ngoài cùng: sao Thiên Vương và sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và methane, đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ.
Có sáu hành tinh và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh.Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt trăng của Trái đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.
Dưới đây là những hành tinh trong Hệ Mặt trời:
Sao Thủy
Sao Thủy.
Sao Kim
Sao Kim.
Trái đất
Trái đất.
Sao Hỏa
Sao Hỏa.
Sao Thổ
Sao Thổ.
Sao Mộc
Sao Mộc.
Sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương.
Sao Hải Vương
Sao Hải Vương.
Hành tinh lùn Pluto
Hành tinh lùn Pluto.
Hành tinh lùn Ceres
Hành tinh lùn Ceres.
Hành tinh lùn Haumea
Hành tinh lùn Haumea.
Hành tinh lùn Makemake
Hành tinh lùn Makemake.
Hành tinh lùn Eris
Hành tinh lùn Eris.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)