Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Các kiến thức cơ bản về bướu máu

Tạp Chí Giáo Dục

Bướu máu là những tổn thương mạch máu bình thường không xuất hiện ngay khi sinh – hay gọi là bướu máu thể trẻ em; phát triển trong những năm đầu đời của trẻ và sau đó giảm dần.

Bướu máu là một khối u lành tính có đặc tính lâm sàng riêng. Giai đoạn đầu, nó bao gồm các nội bào. Các tế bào này sinh trưởng và tạo ra nhiều mạch máu mới nhanh chóng. Quá trình gia tăng tế bào và hình thành mạch máu tiếp tục trong suốt năm đầu đời bệnh nhân. Đây là giai đoạn sự mở rộng của vết thương rõ ràng. Vào cuối năm đầu, giai đoạn tăng trưởng kết thúc và sau đó bắt đầu giai đoạn thoái triển. Đây là một quá trình dài hơn. Cuối cùng khu vực bướu máu bị ảnh hưởng sẽ được cấu trúc lại hoàn toàn và tất cả các mạch máu được hình thành trước đây sẽ được chuyển đổi thành các mô mỡ xơ. Ở giai đoạn này, kích thước bướu máu suy giảm đáng kể.

Bướu máu là vết bớt phổ biến nhất của thời thơ ấu. Nó là những khối u tế bào gốc lành tính (không phải ung thư), không phải do di truyền hoặc các nguyên nhân khác. Bướu máu chỉ xuất hiện duy nhất ở trẻ sơ sinh (bướu máu trẻ em) và không bao giờ phát triển ở người lớn.

Cho đến nay vẫn chưa xác định được tại sao tỉ lệ bé gái bị bệnh gấp 3-5 lần bé nam. Các yếu tố nguy cơ gồm trẻ thiếu tháng, thiếu cân và sinh đôi. Bướu máu có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, hơn 80% ở đầu và cổ, bao gồm các vùng quanh miệng, mắt, mũi và má.

Bằng chứng gần đây cho thấy bướu máu là những khối u tế bào gốc. Tuy nhiên, chúng khá “lành tính”, phát triển trong một khoảng thời gian và không lan sang các mô khác. Hầu hết là nhỏ và vô hại nhưng một số có diện tích khá lớn. Hiện nay, vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác tỷ lệ bướu máu trẻ em nguy hại.

Nên làm gì khi phát hiện vết bớt đỏ trên cơ thể trẻ:

– Nhìn xem bướu phẳng hay lồi hơn bề mặt da, nên khám sớm khi bé được trên 1 tháng tuổi.

– Sờ bướu xem có nóng quá mức, có mạch đập bên dưới hoặc khối lổn nhổn sần sùi gì không

(Lưu ý: tay đảm bảo luôn sạch kẻo làm nhiễm trùng da bé và gây loét bướu)

– Khi có trên 3 vị trí cùng bị bướu máu, nên xin siêu âm kiểm tra trong gan và nội tạng có bướu máu kèm theo không

– Cần phân biệt bướu máu thể trẻ nhỏ, một dạng có thể tự hết theo thời gian, với các dị dạng mạch máu (của mao mạch, tĩnh mạch, thông động tĩnh mạch, bạch huyết). Thường chỉ BS chuyên khoa khám nhiều mới quen nhìn được. Vì vậy, khám sớm ở BV có chuyên khoa nhi nếu không an tâm.

BS Lê Hu Phưc
(Khoa Phng To hình, BV Nhi đng 1)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)