Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Các làn điệu dân ca vang trên sân trường

Tạp Chí Giáo Dục

Sân trưng THPT Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nng) thi gian qua vang lên nhng làn điu dân ca ngt ngào, đm thm, mưt mà do chính các giáo viên và hc sinh nhà trưng th hin. Thanh âm ca bui ngoi khóa này do T ng văn thc hin khiến các em hc sinh rt hào hng tham gia.


Tiết hc ngoi khóa v các làn điu dân ca ca hc sinh Trưng THPT Ngũ Hành Sơn

1. Tiết chào cờ đầu tuần, thay vì những hoạt động dưới cờ như thường lệ, các em học sinh trường THPT được tham gia một tiết học ngoại khóa do Tổ ngữ văn chuẩn bị. Một không khí hào hứng và sôi động khác hẳn ngày thường khi được hòa mình trong những làn điệu dân ca du dương do chính giáo viên và học sinh trình diễn. Em Nguyễn Ngọc Thủy Tiên, học sinh lớp 10/7 chia sẻ: “Các tiết mục dân ca do các anh chị và các bạn biểu diễn rất hay và xúc động. Lâu nay em thường nghe qua các chương trình ca nhạc trên ti vi, bây giờ được nghe trực tiếp có nhiều cảm xúc hơn. Em rất thích chương trình ngoại khóa này, qua đây em và các bạn được trả lời nhiều câu hỏi có thưởng về kiến thức liên quan đến dân ca các vùng miền để biết thêm nhiều điều về văn hóa truyền thống của đất nước mình”.

Là một trong những thành viên quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của buổi ngoại khóa, em Huỳnh Gia Bảo, học sinh lớp 12/1 mang đến chương trình màn trình diễn độc tấu sáo “Bèo dạt mây trôi”. “Nhạc khí dân gian của đồng bào Mông ngày nay rất phổ biến và đa dạng, trong đó phải kể đến sáo. Không có âm thanh của nhạc cụ nào lại vang xa, càng xa càng trong vắt, càng mơ hồ như tiếng sáo… Tiếng sáo là âm thanh thân thiết, gần gũi nhất với tâm hồn người dân Việt. Bất cứ ở đâu, trên cánh đồng, trong rừng, trên bãi biển, trong các thính phòng… chỉ cần nâng sáo lên là đã diễn tả được nỗi lòng. Em yêu và khát khao được bảo tồn các làn điệu dân ca qua lời ca, tiếng sáo của mình. Đây cũng là lý do khi biết về chương trình ngoại khóa này, em liền đăng ký tham gia”, Gia Bảo bày tỏ. Mê dân ca quê xứ, ngoài giờ học, Gia Bảo thường xuyên tham gia các show diễn về nhạc cụ truyền thống vào mỗi tối cuối tuần tại TP.Hội An với mong muốn khơi gợi và lan tỏa tình yêu dân ca trong mỗi người con đất Việt cũng như giới thiệu đến du khách quốc tế một nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương mình. 


Em Hunh Gia Bo, hc sinh lp 12/1 mang đến chương trình màn trình din đc tu sáo “Bèo dt mây trôi”

Mang đến chương trình chất giọng ngọt ngào đậm chất dân ca thông qua bài hát “Đi đâu cho thiếp theo cùng”, em Hồ Tịnh Quyên, học sinh lớp 12/8 khiến tất cả học sinh tham gia trên sân trường lặng đi. Tiếng ca vừa dứt, từng tràng pháo tay tán thưởng và mong muốn có thêm nhiều thời gian để thưởng thức chương trình. Quyên nói: “Từ nhỏ, em thường nghe bà hát dân ca. Những lời ru ngọt ngào luôn gợi lên trong em tình yêu và cảm xúc đặc biệt. Qua tiếng hát của bà, em hiểu thêm về tâm tư, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước và lứa đôi. Cuộc sống dường như đẹp hơn bởi những lời ca, tiếng hát mà từ thuở còn nằm nôi, ai cũng đã từng đi vào giấc ngủ êm đềm qua lời ru của bà, của mẹ. Em cũng thường nghe dân ca qua các chương trình văn nghệ và tự tập hát những bài mình yêu thích. Em hy vọng, những chương trình như thế này được tổ chức nhiều hơn để lan tỏa tình yêu dân ca đến các bạn trẻ. Dù các bạn trẻ bây giờ thường nghe các loại nhạc trẻ nhưng em tin, khi có đủ môi trường để tiếp xúc, các bạn cũng sẽ yêu dân ca quê mình như vậy”.

Nhiu năm qua, Trưng THPT Ngũ Hành Sơn nói chung và T ng văn nói riêng đã có nhiu tiết hc ngoi khóa b ích. Thông qua vic tri nghim thc tế, lp hc không tưng vách không ch giúp hc sinh nm vng kiến thc v văn hóa, lch s nơi mình sinh sng, bi dưng tình yêu quê hương, đt nưc, có thêm nhiu kiến thc b ích trong chương trình hc tp mà còn to ra không gian m đ bn thân hc sinh hng thú hơn trong hc tp và đt kết qu tt hơn.

2. Cô Nguyễn Thị Thu Thủy – Tổ trưởng Tổ ngữ văn – Trường THPT Ngũ Hành Sơn cho biết, trước đây, tổ đã thực hiện nhiều chương trình ngoại khóa cho học sinh trải nghiệm nhưng hầu hết là ở các tiết dạy ngoài trời và nội dung các bài học thuộc chương trình lớp 12, như: phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do, thực hiện riêng cho từng lớp mà chưa có điều kiện thực hiện trong toàn bộ học sinh của trường.

Đây là lần đầu tiên, Tổ ngữ văn thực hiện chương trình ngoại khóa trên phạm vi rộng nhằm lan tỏa những làn điệu dân ca trong học sinh. “Tai buổi ngoại khóa này, các làn điệu dân ca từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến miền núi được truyền tải đến học sinh trong trường. Xen kẽ giữa các tiết mục là các câu hỏi dành cho học sinh trả lời có thưởng về kiến thức dân ca các vùng miền. Thông qua đó, bồi dưỡng thêm kiến thức về dân ca cho học sinh. Chúng tôi hy vọng buổi ngoại khóa sẽ gợi mở và góp phần lan tỏa tình yêu những giá trị văn hóa truyền thống trong giới trẻ. Về lâu dài, chúng tôi sẽ nỗ lực để tạo điều kiện cho học sinh có thêm nhiều buổi học thú vị”, cô Thủy chia sẻ.

Nhiều năm qua, Trường THPT Ngũ Hành Sơn nói chung và Tổ ngữ văn nói riêng đã có nhiều tiết học ngoại khóa bổ ích. Thông qua việc trải nghiệm thực tế, lớp học không tường vách không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức về văn hóa, lịch sử nơi mình sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong chương trình học tập mà còn tạo ra không gian mở để bản thân học sinh hứng thú hơn trong học tập và đạt kết quả tốt hơn.

Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)