Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Các liên doanh ô tô thoát “án nghìn tỷ”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Honda không bị truy thu hơn 3 nghìn tỷ, Ford cũng không bị truy thu hơn 32,5 tỷ đồng… sau khi Bộ Tài chính ra văn bản hướng dẫn cụ thể.
Văn bản số 13113/BTC-CST đề ngày 3/10/2011 do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký đã hướng dẫn cụ thể việc phân loại và tính thuế nhập khẩu ưu đãi đối với bộ linh kiện ô tô rời đồng bộ và không đồng bộ nhập khẩu và sản xuất ô tô, kết thúc sự việc truy thu thuế lên đến hàng nghìn tỷ đồng được dư luận quan tâm bấy lâu.
Văn bản này nêu rõ, với những bộ linh kiện rời đồng bộ không đồng bộ do các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được phân loại và áp mức thuế suất ưu đãi của từng linh kiện ô tô (tại Danh mục biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi) nếu đáp ứng đủ các nhu cầu; do các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sản xuất và lắp ráp ô tô theo quy định của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) và các linh kiện này (chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận) là những sản phẩm hoàn thiện hoặc có đặc trưng hoàn thiện với độ rời rạc tối thiểu bằng với mức quy định tại quyết định 05/2005 ngày 11/5/2005 của Bộ KH&CN.
Trong trường hợp các bộ linh kiện (đồng bộ hoặc không đồng bộ) có một hoặc một số linh kiện chưa đảm bảo độ rời rạc theo quy định 05/2005 của Bộ KH&CN, để được áp dụng biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Tổng giá trị linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo độ rời rạc không vượt quá 10% tổng giá trị các linh kiện để sản xuất và lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh.
– Linh kiện đó không bao gồm: khung gầm đã gắn động cơ, khung xe, thân xe, thùng xe (không phận biệt loại xe), cabin (đối với xe tải).
Đồng thời, trong điều khoản này, văn bản cũng quy định rõ, ngoài việc yêu cầu việc đảm bảo tỷ lệ giá trị dưới 10%  đối với các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo độ rời rạc nếu nhập khẩu trước ngày 1/1/2012, các trường hợp nhập khẩu linh kiện chưa đảm bảo độ rời rạc nhập khẩu sau ngày 1/1/2012, thì cả trước và sau mốc thời điểm cơ quan hải quan thực hiện phân loại, tính thuế thì tổng giá trị các linh kiện không đảm bảo độ rời rạc cũng bắt buộc phải chấp hành quy định không vượt quá 10% tổng giá trị các linh kiện (nhập khẩp và mua trong nước nếu có) để sản xuất và lắp ráp ô tô.
Văn bản 13113 của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, trong trường hợp các linh kiện nhập khẩu để sản xuất, láp ráp ô tô mà không đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ phải thực hiện phân loại, tính thuế theo cả bộ linh kiện theo mã số và thuế suất của ô tô nguyên chiếc cùng chủng loại (từ 72% – 83%).
Ngoài ra, nội dung văn bản này cũng nêu rõ những trường hợp không phải đáp ứng quy định về mức độ rời rạc như trong quyết định 05/2005 của Bộ KH&CN bao gồm các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu linh kiện để sản xuất xe cứu thương, xe tang lễ… và các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp ô tô theo hợp đồng gia công xuất khẩu.
Vụ việc truy thu thuế linh kiện ô tô nhập khẩu theo thuế suất của xe nhập khẩu nguyên chiếc lên đến hàng nghìn tỷ đồng nói trên liên quan đến Honda VN (độ rời rạc của các chi tiết như ghế, lốp, vành xe), Ford VN (vấn đề ghế và ống xả), Toyota VN (vành và lốp ở một số chủng loại xe), GM Daewoo (ghế), và Hino Motors Việt Nam (cabin). Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn số 13113 của Bộ Tài chính đã đồng nghĩa với  việc giải nguy cho các liên doanh này khỏi án truy thu thuế nghìn tỷ đồng, với các hướng giải quyết theo tỷ lệ 10% như trên.
Việt Hưng (Dân trí)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)