Các loại cá này được đánh giá là bị nhiễm độc nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Để đảm bảo sức khỏe, hãy tránh dùng hoàn toàn hoặc chỉ dùng với số lượng nhỏ.
Cá là loại thực phẩm quan trọng của con người, nó được đánh giá cao vì chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo không bão hòa đơn và axit béo omega-3.
Tuy nhiên, do môi trường ngày nay đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến cho nhiều loài cá bị nhiễm thủy ngân và bức xạ có hại.
Cá tráp cam
Cá tráp cam (Orange Roughy) có thể mất đến 40 năm để trưởng thành đầy đủ. Loài cá này có thể sống đến 150 năm, điều đó có nghĩa là chúng có nhiều năm tích tụ thủy ngân và các chất độc khác trong cơ thể.
Cá xanh lam
Dù có ít chất béo, giàu protein và omega-3, cá xanh lam (Blue Fish) có thể chứa đầy độc tố nguy hiểm như PCB, thuốc trừ sâu và thủy ngân. Cá xanh lam có thể bị ô nhiễm do chạy bão, do hóa chất nông nghiệp và chất thải công nghiệp, hoặc cũng có thể bị ô nhiễm do ăn phải độc tố tự nhiên của một số loài tảo và vi khuẩn.
Cá vược Chile
Cá vược Chile bị nhiễm độc thủy ngân cao hơn cá vược ở Mỹ hay hầu hết các quốc gia khác. Dù vậy, nó vẫn là loại cá được yêu thích và bị săn bắt đến bờ vực tuyệt chủng.
Cá rô Thái Bình Dương
Cá rô Thái Bình Dương được phục vụ trong nhiều nhà hàng, nó cũng là loài cá được dân câu cá thể thao ưu chuộng. Tuy nhiên, cá rô Thái Bình Dương cũng được cảnh báo là bị nhiễm độc thủy ngân.
Cá tuyết Đại Tây Dương
Bên cạnh việc bị nhiễm độc thủy ngân, cá tuyết Đại Tây Dương cũng nằm trên bờ vực bị tuyệt chủng do tình trạng kiểm soát đánh bắt lỏng lẻo. Vì vậy, nếu thích ăn cá tuyết, bạn hãy chọn cá tuyết Thái Bình Dương vì có hương vị tương tự và tốt cho sức khỏe.
Lươn Mỹ
Lươn Mỹ còn được gọi là lươn bạc hay lươn vàng. Loài cá này bị nhiễm độc thủy ngân và PCB ở mức cao.
PCB (Polychlorinated biphenyl) là một nhóm các hợp chất nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong quá khứ, chủ yếu trong các thiết bị điện nhưng chúng đã bị cấm vào cuối những năm 1970 ở nhiều nước bởi những nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe.
Nếu thích ăn lươn, bạn có thể thay thế bằng mực ống được đánh bắt Đại Tây Dương hay Thái Bình Dương vì chúng có hương vị gần giống nhau, nhưng mực thì có mức ô nhiễm thấp hơn.
Cá bơn Đại Tây Dương
Cá bơn (hay cá bẹt) Đại Tây Dương bị ô nhiễm nặng bởi chất thải công nghiệp và cũng bị đánh bắt quá mức cho phép. Bạn hãy cân nhắc lựa chọn các loại các khác như cá rô phi hoặc cá bơn Thái Bình Dương.
Trứng cá muối
Hầu hết trứng cá muối được tiêu thụ hiện hay là từ các loại cá tầm hoang dã bị đánh bắt quá mức cho phép trong nhiều năm. Trong thực tế, loài cá này cũng bị nhiễm độc do nguồn nước mà chúng sống bị ô nhiễm. Trứng cá bị ô nhiễm có chứa hóa chất, kim loại nặng và thuốc trừ sâu.
Hà Di/ PNO
Bình luận (0)