Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Các loài hoa chữa cao huyết áp, chán ăn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hoa ngâu, hoa phong lan hay hoa cúc bách nhật, ngoài tác dụng trồng làm cảnh, ướp trà…còn có là những vị thuốc đông y trị được nhiều bệnh như cao huyết áp, chán ăn, ho, sốt, giải rượu. 

Hoa ngâu. Ảnh: Internet
Hoa ngâu
Hoa ngâu ngoài công dụng ướp trà còn là một vị thuốc được Đông y sử dụng để trị bệnh. Mùa hoa ngâu nở rộ vào tháng 7, tháng 8. Có thể dùng hoa tươi hoặc phơi khô.
Theo Đông y hoa ngâu có vị ngọt hơi cay. Có tác dụng giải uất kết, giứp thư giãn, làm sạch phổi, tỉnh rượu, tỉnh táo đầu óc, sang mắt, ngưng phiền khát. Thường dùng chữa các chứng ho hen, váng đầu, đầy trướng khó chịu ở ngực, trị nhọt độc…
Chữa chứng vấp ngã, bị đòn để lại thương tích: lấy hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50g cho vào nồi nấu chín, chắt lấy nước, sau đó đổ nước vào nấu lại, nấu và chắt nước đủ 3 lần. Gộp chung 3 lần nước thuốc lại nấu bằng lửa to, sau đó hạ cho lửa nhỏ liu riu để được một dạng cao. Phết cao lên miếng lụa mỏng đắp vào vết thương. Ngày làm một lần sẽ cho kết quả tốt.
Chữa chứng say rượu: lấy 10g hoa ngâu, 10g hoa sắn dây (cát hoa) choc hung vào cốc, đổ nước sôi già vào ngâm kỹ rồi uống.
Trị chứng bế kinh: lấy 10g hoa ngâu, 50g rượu. Cho hoa vào rượu, cho 1 ít nước, nấu cách thủy đổ hoa chín nhừ, uống khi thuốc đã nguội. Uống trước kỳ kinh 3 ngày. Ngày uống 1 lần, uống liền trong 5 ngày sẽ công hiệu.
Trị chứng cao huyết áp: lấy 10g hoa ngâu, 30g hoa cúc, chia làm 3 phần đều nhau. Mỗi lần uống 1 phần với nước sôi già ngâm kỹ cho ngấm thuốc, để nguội rồi uống. Uống hết 3 phần thuốc trong ngày sẽ đỡ.
Trị chứng sốt, hen suyễn: uống trà có ướp hoa ngâu hoặc hoa ngâu ngâm nước sôi già để nguội uống đều có kết quả tốt.
Hoa phong lan
Hoa phong lan còn được gọi là câu trạng thạch hộc, kim thạch hộc, thiết bì thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo… Đông y dùng hoa phong lan để chữa chứng miệng, họng khô do thiếu tân dịch mà gây chán ăn, mắt mờ, xương khớp sưng đau, người háo, bứt rứt khó chịu, sốt nóng…
Trị chứng người gầy mòn, hư hao khí huyết: Lấy 6g hoa phong lan, 4g đỗ trọng, 4g đẳng sâm, 4g mạch môn đông, 4g câu kỷ tử, 4g ngũ vị tử, 4g ngưu tất, 4g trích cam thảo. Tất cả các vị trên rửa sạch, cho vào ấm, đổ 300ml sắc kỹ, còn 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
Trị chứng đầy hơi, chán ăn, ho, sốt: Lấy 6g hoa phong lan, 4g trần bì (vỏ quýt), 4g mạch môn, 4g tỳ bà diệp. Các vị trên rửa sạch, cho vào ấm đổ 300ml nước, sắc kỹ còn 200ml chia uống làm 3 lần. Uống hết trong ngày. 
Hoa cúc bách nhật. Ảnh: Internet
Hoa cúc bách nhật
Theo Đông y hoa cúc bách nhật có vị ngọt, tính bình không độc, có tác dụng làm mát tạng can, làm sang mắt, tiêu độc, ngừng ho hen…
Trị chứng viêm phế quản, hen: Lấy 10g hoa cúc bách nhật, 6g ma hoàng sao, tỳ bà diệp, hạnh nhân, địa long mỗi vị 10g. Sắc kỹ lấy nước uống.
Trị chứng viêm đại tràng mãn tính thể lỏng: Lấy 15g hoa cúc bách nhật, 10g hoàng kinh tử, 30g câu cốt diệp. Sắc kỹ lấy nước uống.
Trị chứng đi tiêu lỏng ở trẻ em: Lấy 6g cúc bách nhật, 10g xa tiền tử, bạch linh, bạch truật, cát căn sao mỗi vị 12g. Sắc kỹ lấy nước cho trẻ uống.
Trị chứng trẻ em khóc dạ đề: 5 cụm hoa cúc bách nhật tươi, cúc hoa 3g, thuyền thoái (xác ve sầu) 3 cái. Sắc kỹ lấy nước cho trẻ uống.
Trị chứng đau đầu do phong hỏa: Lấy 6g hoa cúc bách nhật, 6g câu đằng, 6g cương tâm, 10g cúc hoa. Sắc kỹ lấy nước uống.
Trị chứng tăng huyết áp: Lấy 15g hoa cúc bách nhật, 10g tang diệp, 10g mạch môn, 10g thạch hộc, 15g cúc hoa, 30g hạ khô thảo. Sắc kỹ lấy nước uống.
BS Nguyễn Thị Thêu / TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)