Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Các loại quả rừng chữa suy nhược, viêm gan virus

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Với một số quả dại mọc hoang dã trong rừng như dành dành núi, me rừng, quả vả hay quả trám, sau khi sử dụng kết hợp cùng một số vị thuốc đông y, sẽ trở thành những bài thuốc hiệu nghiệm chữa trị nhiều bệnh. 

Quả dành dành núi: tên thuốc là sơn chi tử.

Chữa nôn mửa: sơn chi tử sao vàng, tinh tre, trần bì mỗi vị 10g, gừng tươi 5g, sắc uống nóng ngày 1 lần.

Chữa viêm gan vi-rút, viêm niêm mạc miệng, chứng hoàng đản: 12g sơn chi tử, 16g nhân trần, 8g đại hoàng. Các vị trên mang thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa sưng đau tinh hoàn: sơn chi tử sao đen, tiểu hồi sao với muối, hạt quýt, hạt vải sao với giấm, mỗi vị 30g. Ích trí nhân 20g, hạt cau rừng 15g; thanh bì 18g sao dầu vừng. Các vị trên mang tán nhỏ, rây bột mịn. Uống lúc đói với rượu mỗi lần 6g. 
Quả vả. Ảnh: Internet
Quả vả: cây vả thường mọc dưới tán rừng bên bờ các khe suối. Quả vả tính bình, vị ngọt, chứa chất keo thơm, có tác dụng chống viêm, giải độc, tiêu đờm, lợi sữa, bồi bổ sức khỏe.
Chữa họng sưng đau: 100g quả vả non, 50g lá chó đẻ, 30g bút tre. Dược liệu giữ tươi, rửa sạch, giã nát với 1g băng phiến, sao nóng, đắp vào chỗ đau băng lại, làm 2 lần/ngày.
Chữa cảm, ngộ độc: 200g quả vả, 200g quả sung, 20g lá móc mèo, 50g rễ canh châu. Tất cả các vị trên thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia uống 2 lần trong ngày.
Lợi sữa: đem quả vả khô sấy giòn, tán bột mịn. Ngày uống 2 lần vào lúc đói. Mỗi lần dùng 12g với nước nguội. Uống trong 3-5 ngày.
Chữa gầy yếu, suy nhược: quả vả phơi hoặc sấy khô 500g, cắt nhỏ ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén con.

Quả me rừng: thịt quả me rừng ăn có vị chua chát, sau ngọt, có tác dụng dịu cơn khát vì có hàm lượng vitamin C cao.

Dùng 10-20g me rừng đã phơi khô, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống để chữa cảm, tiêu viêm. Quả me rừng làm ô mai chữa nôn mửa, viêm họng, họ rất tốt. 
Quả trám trắng. Ảnh: Internet
Quả trám: có hai loại: trám đen và trám trắng. Trám đen có màu tím thẫm, trám trắng có màu xanh lục. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Theo Đông y quả trám có vị chua, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cá, giải say rượu, giải khát, thanh giọng, chống viêm…
Chữa ho, thanh nhiệt, giải thử: Khi người bệnh thấy miệng khô, hay nhổ nước bọt, phổi ráo thì dùng 5 quả tram tươi bỏ hạt, 5g kim thạch hộc thái nhỏ, 5g rễ lau thái nhỏ, 5g mã thầy gọt vỏ, 2 quả lê gọt vỏ, 10g mạch đông, 10 miếng ngó sen. Tất cả rửa sạch nấu với 2 lít nước trong 1 giờ sau đó để nguội lọc lấy nước uống hằng ngày.
Phòng chữa bệnh đường hô hấp: 15g trám tươi bỏ hạt, đập giập, 250g củ cải tươi thái nhỏ. Ninh trong nồi đất, uống thay trà.
Chữa chứng viêm họng, ho khan, rát cổ, khản tiếng: 5 quả trám , 5g trà xanh, 20g mật ong. Đập giập quả trám cho vào nồi đất đun 15 phút rồi rót vào cốc đã có sẵn trà xanh, mật ong, hãm 10 – 15 phút rồi uống.
Chữa chứng lỵ ra máu: Dùng trám và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro. Ngày pha 9g với nước cơm uống sẽ có kết quả tốt.
Chữa chứng sâu răng: quả trám đốt thành than tán nhỏ, trộn một ít xạ hương bôi vào chỗ đau. Chú ý: phụ nữ mang thai không nên ngửi mùi xạ hương.
Chữa chứng viêm tắc mạch máu: Lấy quả trám trắng (200g) luộc chín, ăn cái, uống nước hằng ngày. Điều trị một liệu trình là 1 – 2 tháng sẽ có kết quả tốt.
Chữa sốt cao, khô miệng, háo khát: giã nát quả trám, vắt ra lấy nước uống hằng ngày.
Chữa viêm nhiễm đường ruột, đại tiện ra máu: Quả trám đốt tồn tính, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 15g pha với nước cơm.
Chữa ngộ độc cá nóc: Dùng nước ép của quả trám hoặc sắc nước trám đặc để uống hoặc dùng quả tram tươi, rễ cỏ tranh mỗi thứ 120g ép lấy nước uống.
BS Nguyễn Minh
Theo Tiền Phong

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)