Từ những loại rau trong bữa ăn quen thuộc hàng ngày như bắp cải, cải xoong, rau ngót, Đông y đã sử dụng kết hợp với một số vị tạo thành những bài thuốc hiệu quả trị bệnh.
Bắp cải
Theo Đông y, bắp cải có công dụng giải độc, lợi tiểu, hòa huyết, thanh phế, thanh nhiệt, sinh tân, giải khát, mát dạ dày, trừ đờm, chống suy nhược thần kinh, giảm đau, phòng bệnh tim mạch. Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy ăn bắp cải thường xuyên có thể phòng bệnh ung thư dạ dày, ruột, thanh quản, thực quản, phổi, tiền liệt tuyến, bàng quang, hậu môn.
Bắp cải. Ảnh: Internet
Ở phụ nữ nếu ăn 4 5 bữa bắp cải 1 tuần sẽ giảm được 74% mắc ung thư vú.
Tuy vậy trong bắp cải có chứa một lượng goitrin mặc dù có tác dụng chống oxy hóa nhưng gây bệnh bưới cổ, vì vậy những người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ, suy thận không nên dùng. Những người táo bón, tiểu ít không bắp cải sống, bắp cải muối mà phải nấu chín.
Tiểu đường: bắp cải sẽ làm giảm quá trình đồng hóa gluxit và giảm đường huyết.
Béo phì: bắp cải ngăn gluxit chuyển hóa thành lipit, một trong những nguyên nhân gây béo phì.
Kháng sinh: nước ép bắp cải có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.
Tim mạch: bắp cải có tác dụng hạ nhanh cholesterol trong máu, giảm bệnh xơ vữa mạch máu, thiểu năng mạch vành, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Giảm đau nhức: khi bị thấp khớp, đay dây thần kinh tọa, gout có thể lấy bắp cải ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau cũng có tác dụng tốt. Hoặc khi đau nhức khớp, nhức tay chân, nổi hạch thì lấy lá bắp cải cán giập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau cho kết quả tốt.
Rau cải xoong
Cải xoong có chứa nhiều sắt, nhiều iod giúp cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. Rau cải xoong còn có tác dụng chống oxi hóa, chống độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể đào thải chất độc, thông gan mật, lợi tiểu, thanh lọc nhiệt, khí ở phổi và dạ dày, giải nhiệt, cầm máu và chữa bệnh phổi.
Trị chứng viêm phế quản: dùng 100-200g rau cải xoong, 50g tía tô, 2-3 lát gừng tươi. Đem tất cả cho vào siêu đất, đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc còn 1 bát thì chia làm 3 phần, uống 3 lần, mỗi lần 1 phần, cách nhau 3 giờ.
Giải nhiệt trừ đờm: dùng rau cải xoong, la hán quả nấu thành canh với thịt lợn nạc để ăn, cho kết quả tốt.
Thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cơ thể: khi mắc các chứng nóng trong người gây lở mồm, lở lưỡi, lở môi, chân răng bị chảy máu, niêm mạc mũi khô, mọc mụn nhỏ trong khoang mũi thì lấy cải xoong nấu canh với cà rốt để ăn rất tốt.
Trị chứng tiểu đường: khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên dùng món thuốc gồm rau cải xoong, cà rốt, cải bắp, củ cải, cần tây, tía tô, mỗi vị 10-15g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống. Kiên trì điều trị sẽ cho kết quả tốt.
Trị chứng lao phổi: người mắc bệnh lao phổi ngoài dùng thuốc tây y để điều trị thì có thể kết hợp dùng thêm bài thuốc gồm: 150-200g rau cải xoong cùng một ít vỏ quýt phơi khô nấu nước khoảng 4-5 giờ, uống khi thuốc còn ấm để làm sạch máu và giải độc cho phổi.
Rau ngót
Theo Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát hơi lạnh có tác dụng chữa chứng táo bón, sát trùng, tiêu viêm, bổ huyết, giải độc, giải nhiệt…
Trị chứng bí tiểu, tiểu đường: Dùng 1 nắm lá rau ngót tươi sắc uống ngày 3 lần (sáng, trưa, tối).
Trị chứng viêm phổi: Khi mới mắc chứng này dùng 1 nắm to rau ngót tươi, đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc còn 1 bát, cho uống liên tục 3 – 5 ngày là đỡ.
Trị chứng đau mắt đỏ: Khi mắt sưng đỏ, đau nhức thì lấy 50g lá rau ngót tươi, 10g lá chanh, cho vào siêu sắc thật đặc, chia uống làm nhiều lần trong ngày.
Trị hóc: Nếu bị hóc thì lấy rau ngót tươi rửa sạch, vẩy khô, giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt ngậm khoảng 15 phút rồi nuốt dần dần sẽ có kết quả.
Trị sót nhau ở phụ nữ sau đẻ: Lấy 100g lá rau ngót giã nhuyễn hòa với 1 bát nước sôi để nguội. Chắt lấy nước cốt, chia làm 2 lần, cách 10 – 20 phút cho uống một nửa số thuốc trên. Sau 30 phút nhau sẽ ra hết.
Trị ống chân lở loét lâu ngày không khỏi: Lấy 1 phần rau ngót, 1 phần vôi đá, giã nhuyễn đắp vào vết lở, ngày thay thuốc 1 lần, rất hiệu nghiệm.
BS Thành Đức / Tien phong
Bình luận (0)