Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Các ngân hàng “rủ nhau” hạ lãi suất

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nếu cui năm 2022, đu năm 2023, mc lãi sut huy đng t 9,5%/năm tr lên không phi là hiếm thì nay mc lãi sut huy đng t 7,5%/năm là “hàng cc hiếm”. Ch có mt s ít ngân hàng dám chơi ln vi mc lãi sut huy đng t 7,5%, s còn li đu dao đng mc 6,7-7,2%/năm; riêng 4 big bank đu mc 6,3%/năm…


Các ngân hàng đã nhiu ln điu chnh h lãi sut huy đng cũng như lãi sut cho vay

Lãi sut huy đng gim mnh

So với cuối năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, lãi suất huy động hiện nay của các ngân hàng giảm mạnh. Thậm chí có ngân hàng giảm hơn 3%/năm…

Trong đó, 4 big bank giảm từ 7,4% xuống còn 6,3%. Cụ thể, từ ngày 21-7, BIDV áp dụng mức lãi suất 5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng, 6,3%/năm cho kỳ hạn 12 tháng – lãi cuối kỳ. 3 big bank còn lại là Vietcombank, Agribank, VietinBank cũng đang áp dụng mức lãi suất này.

Hiện tại CB có mức lãi suất huy động cao nhất (lãi cuối kỳ) – 8,1%/năm/kỳ hạn 12 tháng và 7,2%/năm/kỳ hạn 6 tháng. Áp dụng từ ngày 19-6.

Lãi suất cao thứ 2 có lẽ là PGBANK – kỳ hạn 12 tháng là 7,5%/năm, 6 tháng là 7,3%/năm. Hay như VietABank từ ngày 19-6, ngân hàng này bắt đầu áp dụng mức lãi suất tại quầy 12 tháng là 7,3%/năm, 6 tháng là 6,9%/năm; online là 7,6%/năm/kỳ hạn 12 tháng và 7,4%/năm/kỳ hạn 6 tháng.

Mới đây, ngày 25-7, NCB bắt đầu áp dụng mức lãi suất mới. Theo đó, với hình thức gửi online – 12 tháng lãi suất 7,35%/năm, 6 tháng lãi suất 7,05% (đối với tiết kiệm truyền thống); tiết kiệm an phú là 7,5%/năm/kỳ 12 tháng và 7,2%/năm/kỳ 6 tháng; tiết kiệm tích lũy là 7,35%/năm/kỳ 12 tháng và 7,05%/năm/kỳ 6 tháng; tiết kiệm rút gốc linh hoạt là 7,4%/năm/kỳ 12 tháng và 7,1%/năm/kỳ 6 tháng. Gửi tại quầy thì lãi suất thấp hơn, trong đó với tiết kiệm truyền thống và an khang 6,8%/năm/kỳ 6 tháng, 7,2%/năm/kỳ 12 tháng; tiết kiệm an phát 6,9%/năm/kỳ 6 tháng, 7,1%/năm/kỳ 12 tháng; tiết kệm rút gốc linh hoạt 6,7%/năm/kỳ 6 tháng, 7%/năm/kỳ 12 tháng; tiết kiệm gửi góp 6,8%/năm/kỳ 6 tháng, 7,2%/năm/kỳ 12 tháng.

Cũng trong tháng 7, ABBank áp dụng mức lãi suất mới. Theo đó, từ ngày 13-7, gửi kỳ hạn 12 tháng có lãi suất 6,7%/năm (áp dụng gửi tại quầy), 7,5%/năm (gửi online); 6 tháng – 7,4%/năm (gửi online) và 6,8%/năm (gửi tại quầy). Đặc biệt với những khách hàng có số tiền gửi lên tới 1.500 tỷ đồng (gửi tại quầy) sẽ được hưởng mức lãi suất cực khủng – 10,9%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.

KienlongBank, gửi tại quầy – 12 tháng 7%/năm, 6 tháng 6,6%/năm; gửi online – 12 tháng 7,1%/năm và 6 tháng 6,7%/năm

Từ ngày 3-7, LPBank hạ lãi suất xuống còn 6,5%/năm/kỳ 12 tháng; 6 tháng còn 6%/năm – gửi tại quầy; gửi online là 6,6%/năm/kỳ 12 tháng và 6,4%/năm/kỳ 6 tháng.

ACB, 12 tháng là 6,4%/năm, 6 tháng 6% – áp dụng cho khách hàng gửi tại quầy. Với khách hàng gửi online thì tăng lên 6,6 – 6,7 – 6,8%/năm/ tùy theo số tiền gửi ít hay nhiều – dành cho kỳ hạn 12 tháng. Với những khách hàng gửi từ 200 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng mức lãi suất là 7,3%/năm (lãi cuối kỳ) và 7%/năm (lãi tháng).

Tại NamABank, từ ngày 22-7, mức lãi suất đã điều chỉnh giảm mạnh. Theo đó, kỳ hạn 2-6 tháng là 4,7%/năm; 12-36 tháng là 7% nhưng 6 tháng cuối mức lãi suất chỉ còn 4,7%/năm. Cụ thể, đối với kỳ hạn 12 tháng, 6 tháng đầu lãi suất là 7%/năm, 6 tháng cuối là 4,7%/năm.

OceanBank, áp dụng từ 10-7, tại quầy 7%/năm/kỳ hạn 6 tháng và 7,2%/năm/kỳ hạn 12 tháng; gửi online lãi suất cao hơn 0,1% là 7,1%/năm (6 tháng) và 7,3%/năm (12 tháng) lãi cuối kỳ.

SaigonBank áp dụng từ ngày 3-7, 6 tháng – 6,8%/năm, 12 tháng – 7,2%/năm. Mức lãi suất này áp dụng cho cả hình thức gửi tại quầy và online.

PVcomBank, áp dụng tại quầy từ ngày 14-7, 6 tháng 6,5%/năm, 12 tháng là 6,6%/năm. Online được cộng thêm 0,5%/năm so với tại quầy. Đặc biệt, lãi suất lên tới 11%/năm – kỳ hạn 12, 13 tháng nếu khách hàng cá nhân gửi 2.000 tỷ đồng trở lên.

Có thể nói SHB là ngân hàng có mức lãi suất cực thấp, thấp hơn 4 big bank – chỉ có 6,1%/năm/kỳ hạn 12 tháng, 5,8%/năm/kỳ 6 tháng gửi tại quầy; gửi online cao hơn 1% – 12 tháng là 7,2%, 6 tháng là 7%/năm. Mức lãi suất này áp dụng từ 1-7.

Quyết lit đ gim mt bng lãi sut

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức mới đây.

Theo đó, với nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay; đối với các tổ chức tín dụng, cần triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí, cắt giảm các loại phí để giảm lãi suất cho vay.

Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực NHNN – cho biết, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2,0%/năm.

“Với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn ngành, mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm. Đến cuối tháng 6-2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các ngân hàng thương mại giảm khoảng 1%/năm so với cuối năm 2022; các ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh và triển khai các chương trình/gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với các khoản vay mới”, ông Tú khẳng định.

Về phía các ngân hàng, ông Phan Đức Tú – Chủ tịch HĐQT BIDV – cho biết, thực hiện chỉ đạo điều hành của Chính phủ và NHNN, trong 6 tháng đầu năm BIDV đã đưa ra các giải pháp như rà soát thủ tục cấp tín dụng, đơn giản hóa và áp dụng công nghệ vào quy trình cấp tín dụng, tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm ứng dụng kỹ thuật số hóa, đặc biệt xây dựng cơ chế cấp tín dụng theo phương thức phương tiện điện tử; nghiên cứu xây dựng cơ chế chương trình riêng cho từng đối tượng khách hàng, triển khai kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; thu hút các nguồn vốn quốc tế cho tín dụng xanh, tiếp tục tiết giảm chi phí, hạ lãi suất cho vay (cả cho vay mới và vay cũ)…

Trong 6 tháng đầu năm, BIDV đã đưa ra 25 gói tín dụng ưu đãi với tổng quy mô 484 nghìn tỷ đồng, mức giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp từ 0,5-2%/năm, đối với khách hàng cá nhân từ 1-1,5%/năm.

Ông Từ Tiến Phát – Tổng Giám đốc ACB – thông tin, ACB đã thực hiện nhiều giải pháp để tiết kiệm chi phí, từ đó giảm lãi suất cho vay. Cụ thể, đa dạng kênh huy động, nỗ lực giảm lãi suất huy động bình quân; tiết kiệm các chi phí hoạt động. Kết quả đã tiết kiệm được hơn 500 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm so với kế hoạch ban đầu; chỉ số chi phí trên doanh thu giảm từ 40% xuống mức gần 30%.

“Từ kết quả tiết kiệm chi phí đó, ACB đã thực hiện nhiều giải pháp để khuyến khích tăng trưởng tín dụng, giảm lãi suất cho người vay. ACB cam kết tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN và chung tay cùng hệ thống ngân hàng để tạo ra một môi trường kinh doanh ngân hàng lành mạnh, phát triển bền vững trong tổng thể phát triển của nền kinh tế Việt Nam”, ông Phát chia sẻ.

H.Triu – N.Hà

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)