Một số lượng lớn lao động VN mất việc, phải kết thúc hợp đồng lao động, về nước trước hạn
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) VN vừa đón nhận một tin không vui: Phía
|
Gián đoạn hai thị trường lớn
Chỉ tiêu XKLĐ hằng năm của VN thực hiện được hay không phụ thuộc phần lớn vào hai thị trường
Các báo cáo cho biết từ tháng 10–2008 đến nay, có khoảng 500.000 lao động của Đài Loan mất việc, trong đó 150.000 người mất việc làm do DN thu hẹp sản xuất, đóng cửa hoặc phá sản. Để giảm tỉ lệ thất nghiệp, chính quyền Đài Loan dự định sẽ cắt giảm khoảng 50.000 lao động nước ngoài trong thời gian tới. Tình hình việc làm của hơn 81.000 lao động VN tại Đài Loan đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ban Quản lý lao động VN tại Đài Loan ước tính có khoảng 500 lao động VN mất việc phải về nước trước hạn trong năm 2009.
U ám thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
Tuy không phải thị trường chủ lực, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường hấp dẫn nhất đối với lao động VN. Tuy nhiên, XKLĐ của VN cũng gặp rất nhiều khó khăn ở hai thị trường này. Tại Nhật Bản, đến nay chưa có báo cáo chính thức về số tu nghiệp sinh bị mất việc phải về nước trước hạn nhưng theo Hiệp hội XKLĐ VN, từ tháng 12–2008 đến nay, việc cung ứng lao động bị gián đoạn, các nghiệp đoàn dừng hẳn việc tiếp nhận lao động. “Nhiều lao động đã trúng tuyển, học nghề xong nhưng không thể xin visa được”- ông Trần Văn Thạnh, Phó Giám đốc Công ty Suleco, xác nhận.
Tại Hàn Quốc, số lượng lao động nước ngoài mất việc hoặc xin đổi chỗ làm việc ngày càng tăng. Báo cáo của Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết từ tháng 10-2008 đến cuối tháng 1-2009 cho biết có 23.915 lao động nước ngoài xin chuyển chỗ làm. Riêng tháng 2-2009, khoảng 5.000 người xin chuyển chỗ làm, trong đó lao động VN chiếm phần đông. Dự kiến ngày 10-3 tới, Bộ Lao động Hàn Quốc sẽ công bố hạn ngạch cho từng quốc gia theo chương trình EPS. Tuy nhiên, dự báo chỉ tiêu được cấp sẽ thấp hơn so với năm 2008.
Thị trường khác cũng lao đao
Những thị trường khác của VN cũng đang… vùng vẫy trong khó khăn. Việc CH Czech nối lại cấp thị thực cho VN cũng không làm sáng sủa hơn tình hình của thị trường này vì các DN không thể tìm kiếm được đơn hàng mới do đối tác thu hẹp nhu cầu. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế cùng với giá dầu liên tục giảm đã tác động đến việc đầu tư vào các dự án xây dựng ở Trung Đông – thị trường tiềm năng của VN. Điều đó kéo theo sự giảm sút nhu cầu nhân công. Hai tháng qua, số lao động sang khu vực này chỉ vài trăm người, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng
ÔNG NGUYỄN LƯƠNG TRÀO, CHỦ TỊCH HIÊP HỘI XKLĐ VN: Cần có biện pháp riêng cho từng thị trường Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cần xây dựng phương án, biện pháp giải quyết khó khăn riêng cho từng thị trường; hướng dẫn chính sách, hỗ trợ và theo dõi DN trong việc thanh lý hợp đồng, giải quyết quyền lợi đối với lao động rủi ro mất việc về nước; đặc biệt phối hợp với báo chí để đẩy mạnh tuyên truyền nhanh, khách quan và chính xác nhằm định hướng, tạo sự yên tâm cho người lao động. Ngoài ra, do tình hình diễn biến còn phức tạp nên rất cần có các cuộc giao ban thị trường thường xuyên với các DN để nắm sát tình hình. D.Q ghi
|
Hãy đánh giá bài viết này!
Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.
Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá
Bình luận (0)