Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Các thực phẩm giàu sắt hơn cả thịt đỏ: Ăn thoải mái không lo ung thư

Tạp Chí Giáo Dục

Những thực phẩm giàu sắt như rau bina, bông cải xanh, đậu lăng… chứa nhiều chất sắt không kém thịt đỏ.
Chuyên gia dinh dưỡng Sharon Palmer, tác giả của cuốnPlant- Powered for Life, cho biết: "Cơ thể mỗi mỗi phụ nữ trong độ tuổi từ 31 đến 50 cần 32mg sắt và 14mg đối với phụ nữ trên 50 tuổi mỗi ngày". Trung bình cơ thể mỗi người lớn cần 8-27mg sắt mỗi ngày. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú sẽ cần bổ sung nhiều sắt hơn.
Các thực phẩm giàu sắt giúp tăng năng lượng và cơ thể luôn cảm thấy khoẻ khoắn. Sắt giúp duy trì cơ chết sản xuất hemoglobin trong các tế bào hồng cầu đến khắp các cơ quan trong cơ thể.
Nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hemoglobin. Hậu quả là cơ thể bạn sẽ thiếu năng lượng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu thiếu sắt nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận.
Thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ nhiều bệnh ung thư. Nếu bạn lo ngại nguy cơ này, hãy bổ sung thêm các loại thực vật sau để ngừa thiếu sắt cho cơ thể:
Rau bina: Trung bình cứ 3 chén rau bina có thể chứa tới 18mg sắt. Một chén rau bina hàng ngày là đủ cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, rau bina còn chứa lượng lớn canxi vàvitamin A.
Một chén rau bina hàng ngày là đủ cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Một chén rau bina hàng ngày là đủ cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Bông cải xanh có chứa sắt các các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin K, magie và vitamin C. Những khoáng chất đi kèm này cũng có tác dụng kích thích sự hấp thu sắt trong cơ thể.
Đậu thận: Loại đậu này chứa lượng chất xơ và vitamin dồi dào, mỗi chén đậu thận có thể chứa khoảng 4mg sắt.
Đậu lăng: Một chén đậu lăng có thể chứa nhiều sắt hơn 30gram thịt bò. Bên cạnh đó, đậu lăng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, kali và protein dồi dào.
Yến mạch: Thực phẩm cho bữa sáng hoàn hảo này có thể chứa khoảng 4mg sắt cho cơ thể chỉ trong nửa chén hàng ngày. Ngoài ra, yến còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6.
Rau cải ngọt: Loại rau họ cải này chứa lượng vitamin A và sắt dồi dào. Trung bình mỗi chén rau cải ngọt chứa khoảng 1,8mg sắt.
Tốt nhất là nên nấu chín hàu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tốt nhất là nên nấu chín hàu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hàu: Trung bình 1 khẩu phần ăn 6 con hàu có thể chứa tới 4mg sắt. Hàu cũng là thực phẩm rất giàu acid amin, giúp chống lại mệt mỏi và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Tốt nhất là nên nấu chín hàu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Khoai tây nướng: Khoai tây nướng cũng là món ăn chứa lượng sắt dồi dào cho cơ thể. Một củ khoai tây nướng nguyên vỏ cỡ lớn cũng chứa hơn 3 mg sắt.
Hạt mè: 1 thìa hạt mè có chứa đến 1,3mg sắt. Bạn có thể thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống bằng cách sử dụng dầu mè trong món salad.
Hạt điều: Ngoài protein, hạt điều cũng chứa lượng sắt dồi dào. ¼ chén hạt điều chứa khoảng 2gram sắt.
 Mỗi chén đậu nành nấu chín có chứa từ 8-9mg sắt.
Mỗi chén đậu nành nấu chín có chứa từ 8-9mg sắt.
Đậu nành: Mỗi chén đậu nành nấu chín có chứa từ 8-9mg sắt. Đậu nành cũng chứa nguồn chất đạm lớn và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể.
Đỗ xanh: Trung bình mỗi cốc đỗ xanh có chứa đến 4,7mg sắt cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp đỗ xanh với các loại rau và thực phẩm khác để bổ sung khoáng chất cần thiết này cho cơ thể.
Socola đen: Đây là một trong những thực phẩm ngọt ngào nhất bổ sung sắt cho cơ thể. Cứ khoảng 28 gram socola thì có chứa đến 2-3mg sắt, nhiều hơn cả thịt bò.
Đậu phụ: Nửa chén đậu hũ có thể chứa tới khoảng 3 mg sắt. Đây là một trong những thực phẩm giàu chất sắt chủ yếu cho người ăn chay.
Hạt bí chứa nhiều sắt, magiê và kẽm. Hạt bí cũng chứa một lượng đáng kể chất béo lành mạnh, giúp cải thiện chức năng tiền liệt tuyến, sức khỏe tim và bảo vệ chống lại một số loại ung thư nhất định.
Quả lựu
Lựu là trái cây rất giàu sắt, canxi, protein, chất xơ, các vitamin và khoáng chất khác. 100g lựu có chứa 0,3mg sắt.
Gan chứa rất nhiều chất sắt. 100g gan gà chứa 9mg sắt. Ngoài sắt, gan gà còn chứa vitamin B12 giúp làm tăng các tế bào hồng cầu.
Táo là một nguồn giàu chất sắt, magiê và vitamin C. 1 quả táo trung bình chứa 0,31mg sắt, làm tăng lượng hemoglobin.
 như cá thu và cá hồi giàu chất sắt và axit béo omega-3. 100g cá chứa 1,7mg sắt.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)