Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Các tỉnh mạnh tay đầu tư cho du lịch biển

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Một số nước Đông Nam Á có du lịch biển phát triển, dù biển của họ không đẹp hơn Việt Nam thế nhưng họ biết cách khai thác các dịch vụ đính kèm để kéo du khách quay lại.
Khoảng vài năm trở lại đây, nhiều địa phương kêu gọi đầu tư phát triển du lịch biển. Đặc biệt là việc mở đường, xây dựng nhiều tuyến du lịch mới và hay có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp (DN) tham gia đầu tư.
Du lịch biển tăng trưởng mạnh
Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch của tỉnh Bình Định, số lượng khách du lịch đến Bình Định tăng bình quân hằng năm 22%/năm giai đoạn 2005-2009. Tỉnh này đang hy vọng con số sẽ tăng mạnh khi có nhiều dự án du lịch hơn. Bình Định đang xây dựng hàng loạt dự án như quy hoạch tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn-Sông Cầu, tuyến du lịch sinh thái Phương Mai-Núi Bà… Ngoài ra, các tuyến du lịch, dự án cơ sở hạ tầng ven biển cũng được kêu gọi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhiều DN đã chú ý đến bảo vệ môi trường biển nhưng con số này vẫn còn khá ít. Ảnh: BÁ HUY
Tại Phú Yên, lượt khách tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 31%/năm, tổng doanh thu du lịch tăng 64%/năm. Chính sách mới của tỉnh này là kêu gọi đầu tư hàng loạt dự án theo tiêu chuẩn 4-5 sao. Đặc biệt là ưu tiên các dự án du lịch đang phát triển với số vốn lớn như Khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên với số vốn 4,345 tỉ USD của Công ty New City Việt Nam tại đảo Hòn Chùa.

Ngoài ra, một số địa phương khác cũng rầm rộ kêu gọi đầu tư hoặc mở rộng tuyến du lịch. Trong đó, Đà Nẵng kêu gọi đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển, phát triển đa dạng các loại hình thể thao trên biển tại các khu vực Hải Vân, Sơn Trà và Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước. Hay ở Bình Thuận, thông qua chính sách kêu gọi đầu tư đã thu hút trên 400 dự án du lịch, chủ yếu là nằm dọc theo ven biển, tổng vốn đăng ký trên 60.000 tỉ đồng.
Cần thêm loại hình giải trí để hút khách
Mặc dù việc phát triển các dự án du lịch tại địa phương được nhiều DN du lịch đánh giá cao nhưng theo một số DN lữ hành, hiện nay việc đầu tư vẫn còn thiếu sự đồng bộ và phối hợp khai thác giữa các DN. Đặc biệt là số lượng các sản phẩm du lịch vẫn chưa đa dạng, phần lớn các dự án chỉ là các địa điểm phục vụ ăn và ở.
Ông Trương Hoàng Phương, Giám đốc marketing Công ty Du lịch Dấu Ấn Việt, cho biết nhiều nơi vẫn khai thác chưa hết tiềm năng, các dự án đầu tư đa phần chỉ là ăn uống và khách sạn mà thiếu không gian vui chơi trên biển, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm để thu hút khách. Nhiều địa điểm du lịch, ngoài chuyện ăn, ngủ và tắm biển thì không có dịch vụ vui chơi giải trí nào thêm để thu hút du khách. Đặc biệt là thiếu sự phối hợp giữa các DN để tạo thành các chùm sản phẩm độc đáo riêng cho từng địa phương.
Ông Đỗ Tuấn Hùng Mạnh, Giám đốc điều hành Mỏm Đá Chim, phân tích ở Thái Lan hay một số nước Đông Nam Á có du lịch biển phát triển, dù biển của họ không đẹp hơn Việt Nam thế nhưng họ biết cách khai thác các dịch vụ đính kèm để kéo du khách quay lại. Bên cạnh đó, ở khâu quy hoạch, họ phát triển rất chặt chẽ theo từng khu, cụ thể như khu vực du lịch cao cấp, khu vực du lịch bình dân hay các khu vực chuyên về vui chơi giải trí. Trong khi đó, một số địa phương lại thiếu sự quy hoạch này nên nhiều địa điểm bị chồng lấn. Các khu du lịch cao cấp nằm lẫn khu du lịch bình dân hay một số khu vực lại hoàn toàn không có không gian vui chơi giải trí.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Du lịch Lửa Việt, nhận định các yếu tố đầu tư bên ngoài cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc đầu tư du lịch, điều này khiến du khách e ngại. Đơn cử như tại Phan Thiết, việc quy hoạch quá nhiều khu du lịch khiến không còn không gian biển, hay tại Ninh Thuận việc phát triển nhà máy hạt nhân chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến du lịch. Bên cạnh đó là các vấn đề về rác thải tại các khu du lịch vẫn là vấn đề đau đầu.
5,3 triệu lượt khách quốc tế là mục lêu tlệungành du lịch đặt ra cho năm 2011. Ngoài ra, năm nay ngành du lịch phấn đấu phục vụ 30-31 triệu lượt khách du lịch nội địa, doanh thu từ du lịch đạt 110.000 tỉ đồng. Trong đó du lịch biển đảo sẽ là trọng tâm thu hút du khách. Trong chiến lược phát triển du lịch 2011-2020 ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu về việc định hướng thị trường và phát triển các sản phẩm du lịch biển, xây dựng những sản phẩm đặc thù ở các khu vực ven biển, phát triển các loại hình du lịch.
BÁ HUY / Pháp Luật

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)