Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Các tỉnh miền Trung vượt khó, bắt nhịp năm học mới

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tình hình dch Covid-19 din biến còn phc tp, ngành GD các tnh min Trung như Đà Nng, Tha – Thiên Huế, Qung Tr đã n lc vưt khó, thc hin đy đ các phương án dy hc và phòng chng dch đc vào năm hc mi 2020-2021 cùng vi cc.


Do tình hình dch phc tp, HS  Đà Nng tiếp tc hc trc tuyến

Hc sinh vùng dch hc trc tuyến

Sau lễ khai giảng đặc biệt nhất từ trước đến nay – khai giảng qua chương trình tọa đàm trên kênh truyền hình, học sinh (HS) các cấp trên địa bàn TP.Đà Nẵng đã bắt đầu bước vào năm học mới từ ngày 7-9. Ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP – cho biết, kể từ ngày 7-9, Đà Nẵng bắt đầu tính tuần 1 theo khung kế hoạch thời gian năm học cho đến khi HS đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, trong tình hình Đà Nẵng chỉ vừa nới lỏng giãn cách, công tác phòng chống dịch Covid-19 đặt lên hàng đầu nên nhà trường tổ chức dạy học cho HS bằng hình thức trực tuyến thay vì trực tiếp như các nơi khác. Theo đó, đối với HS không tiếp cận được việc dạy học qua mạng (dạy học trực tuyến qua các phần mềm; cung cấp bài giảng, bài tập, câu hỏi và nhận phản hồi của người học qua Website, Email, Facebook, Zalo, Viber…) thì nhà trường, GV bộ môn cung cấp bài giảng, bài tập, câu hỏi qua tài liệu giấy để HS học tập. Việc kiểm tra, đánh giá, lấy điểm chỉ thực hiện khi HS đi học bình thường và sắp xếp thời gian để củng cố, ôn tập nội dung kiến thức cho HS trước khi kiểm tra, đánh giá.

Đối với tiểu học, nhà trường chủ động chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng nội dung ôn tập các môn học của các khối lớp trong tuần đầu tiên theo sự thống nhất của cả khối. Trong thời gian HS chưa đến trường, GV chủ nhiệm sẽ tạo nhóm Zalo, Email, Facebook… theo danh sách lớp để trao đổi, tổ chức bầu ban cán sự lớp, phân chia tổ/nhóm; xây dựng nội quy lớp học, giao nhiệm vụ cho các thành viên ban/tổ/nhóm rõ ràng, cụ thể; GV thông báo tài liệu học tập của HS trong năm học, giới thiệu SGK và tài liệu tham khảo; giúp HS làm quen với chương trình học tập; phương pháp học tập và rèn luyện ở trường mới, lớp mới, môn học mới; giới thiệu cho HS những hoạt động trải nghiệm; thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh.

Riêng với HS lớp 1, GV sẽ tổ chức “Tuần lễ làm quen”, như tư thế ngồi học, cách cầm bút, đặt bút, nối nét, cách cầm sách đọc; làm quen với các loại SGK, vở, đồ dùng học tập…; đọc các âm trong bảng chữ cái, đọc các số từ 0 đến 10…; hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, cách diễn đạt, trình bày với thầy cô, bạn bè, cha mẹ… Sau tuần làm quen, nếu vẫn chưa thể đến trường thì GV soạn bài dạy học qua mạng, chú trọng đến đọc, viết và tính toán.

Đối với HS các lớp 2, 3, 4, 5 và các cấp học khác; sau tuần ôn tập, GV sẽ xây dựng bài học trực tuyến mới.

Ông Linh cho biết thêm, việc dạy học trực tuyến qua mạng và truyền hình mặc dù vẫn gặp một số khó khăn, nhất là đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn nhưng ngành GD sẽ nỗ lực triển khai nhằm bảo đảm tổ chức dạy học có chất lượng, thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT mới theo khung thời gian năm học của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.

100% HS lp 1 hc 2 bui/ngày

Năm học 2020-2021, tỉnh Thừa Thiên – Huế có gần 21 ngàn HS vào lớp 1. Ông Nguyễn Tân – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh – cho biết, thực hiện Chương trình GDPT mới, năm học này khối lớp 1 sẽ có 100% HS được học 2 buổi/ ngày. Năm nay, vất vả nhất là triển khai thay SGK lớp 1, phần vì dịch bệnh kéo dài, việc tập huấn chủ yếu qua mạng. Đó là cái khó. Việc chuẩn bị SGK đã sẵn sàng. Tuy nhiên để triển khai SGK lớp 1 có hiệu quả, thực sự đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới thì đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn. Trước mắt, Sở GD-ĐT chỉ đạo các phòng GD-ĐT và các trường rút kinh nghiệm ngay từ tiết đầu tiên GV cầm SGK lên lớp. Thành lập các tổ cùng sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình dạy để từ đó có chỉ đạo đồng bộ rồi mới thực hiện được chương trình thay SGK trong điều kiện vừa dạy học vừa chống dịch. Chương trình mới có nhiều bộ SGK, đòi hỏi sự chăm chút hết sức kỹ lưỡng, cụ thể từ sở đến phòng, nhà trường mới thực hiện tốt, làm nền cho việc đổi mới SGK cho năm sau ở các lớp 2, lớp 6 và những năm tiếp theo. Cần đi theo lộ trình đó mới thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm của năm học này.

Ngành GD-ĐT Đà Nẵng: Hơn 783 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất

Ngày 7-9, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng cho biết, năm 2020, ngành GD-ĐT được UBND TP giao kế hoạch vốn 783,6 tỷ đồng. Trong đó, có 26 công trình thuộc dự án chuyển tiếp với tổng kinh phí 51,4 tỷ đồng; 9 dự án đang triển khai với 118 tỷ đồng; 55 công trình thuộc dự án mới với 614,2 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 7-2020, có 35 công trình thuộc dự án chuyển tiếp và dự án đã triển khai đã hoàn thành đưa vào phục vụ năm học mới.

Riêng tại huyện Hòa Vang có 19 điểm trường chính và 30 điểm lẻ bậc mầm non; Bậc tiểu học có 19 điểm trường chính và 27 điểm lẻ; Bậc THCS có 11 điểm trường đều đảm bảo kiên cố và đạt chuẩn. Năm học 2020-2021, UBND huyện thực hiện xây dựng 19 công trình với tổng kinh phí hơn 207 tỷ đồng. Đến nay 6 công trình đã hoàn thành và bàn giao cho các trường. Các công trình còn lại bị chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ được tiến hành xây dựng trong thời gian tới. Việc đảm bảo an toàn cho HS sẽ được chú trọng.

Bà Lê Thị Bích Thuận – Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng – cho biết, nhìn chung các đơn vị trường học đã chủ động sắp xếp, bố trí đủ CSVC tối thiểu để phục vụ năm học mới. Đối với các công trình xây dựng cơ bản không thể hoàn thành trước ngày 31-8 do ảnh hưởng dịch Covid-19, ban quản lý dự án quận, huyện đã chuẩn bị các phương án triển khai ngay sau khi TP dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu hoàn thành và giải ngân 100% vốn đầu tư công trước ngày 31-12.

V.Yên

“Nếu năm nay không thực hiện được đổi mới SGK lớp 1 hoặc thực hiện mà không đảm bảo các mục tiêu và các điều kiện thì chắc chắn sẽ rất khó khăn cho các năm tiếp theo. Vì vậy đây là vấn đề ngành GD-ĐT tỉnh quan tâm”, ông Tân nói.

Cũng theo ông Tân, bên cạnh nhiệm vụ đưa SGK lớp 1 mới vào dạy học; trong năm học này, Thừa Thiên – Huế cũng thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, như nâng cao chất lượng mặt bằng chung, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với các vùng khó khăn; tập trung công tác tập huấn cho đội ngũ GV thực hiện thay SGK ở các lớp tiếp theo, thực hiện chương trình trong 35 tuần như quy định…

Tại Quảng Trị, bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh – cho biết, để đảm bảo việc dạy học theo chương trình SGK lớp 1 mới, năm học 2020-2021, ngành GD tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, tập huấn GV, đảm bảo 100% HS lớp 1 học 2 buổi/ngày. Đây là năm đầu tiên đưa SGK lớp 1 mới vào giảng dạy, thành công của chương trình sẽ là tiền đề cho các năm tiếp theo cũng như tiếp tục đưa vào giảng dạy SGK mới của các lớp khác. Vì vậy, tỉnh rất chú trọng trong đầu tư cũng như đề ra kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ để việc giảng dạy có hiệu quả. Qua từng tuần, từng tháng sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm từ GV. Từ đó có cơ sở để trao đổi, nâng cao chất lượng.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)