Uncategorized

Các trường ĐH phải trợ lực để định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khi Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 trin khai 4 khi lp ca bc THCS cũng là lúc đt ra các yêu cu cao hơn trong công tác hưng nghip ti bc hc này, đ hc sinh tim cn vi đnh hưng ngh nghip bc THPT.

Học sinh Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh) học mỹ thuật tại Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM

Hc sinh THCS hc tp… trưng đi hc

Hai năm nay, trong kế hoạch dạy học môn mỹ thuật ở các khối lớp, Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh) đều tổ chức đưa học sinh đến Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM tham gia học tập tại Không gian học thuật của trường này. Ngoài sự dẫn dắt của giáo viên bộ môn, học sinh còn được giảng viên của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM hướng dẫn tham quan không gian, giới thiệu về các loại hình tranh, điêu khắc và cơ hội nghề nghiệp khi theo đuổi lĩnh vực hội họa, điêu khắc… Để có được hướng đi này, cô Mai Đình Minh Anh (giáo viên mỹ thuật của Trường THCS Hà Huy Tập) cho biết cả tổ đã phải suy nghĩ, đắn đo rất nhiều trước khi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường triển khai. Yếu tố mới mẻ, tính toán chọn lựa các nội dung phù hợp với môn học là những khó khăn lớn khi đổi mới phương pháp tiếp cận bộ môn cho học sinh.

Cô Minh Anh nhìn nhận, bất kỳ môn học nào cũng đều đóng vai trò trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đối với môn mỹ thuật, nhiều học sinh rất có năng khiếu hội họa, tư duy hội họa cũng rất tốt nhưng hầu như chỉ dừng ở năng khiếu, hiếm em nào theo đuổi được sở thích và phát huy năng khiếu này ở lĩnh vực nghề nghiệp. Đa phần đam mê của học sinh sẽ giảm dần ở các khối lớp cao hơn để định hướng cho thi tuyển sinh lớp 10 công lập. Ngoài mong muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá môn học, hướng đi này còn hướng tới trang bị cho học sinh kiến thức ngành nghề liên quan đến bộ môn mỹ thuật để hướng nghiệp sớm cho các em trong quá trình học THCS. “Trong chương trình cũ trước đây, giáo viên gặp nhiều khó khăn để đổi mới môn học cũng như mở rộng cho học sinh về cơ hội nghề nghiệp của môn học, thế nhưng, chương trình mới hiện nay lại cởi mở hơn rất nhiều. Giáo viên được trao quyền trong đổi mới, sáng tạo ở môn học để phù hợp với đối tượng học sinh và phát huy năng lực của học sinh. Đặc biệt, trong chương trình mới, bậc THPT lại là giai đoạn định hướng nghề nghiệp và môn mỹ thuật cũng được đưa vào giảng dạy theo hình thức môn học lựa chọn. Điều này đặt ra vai trò cao hơn nữa trong công tác hướng nghiệp ở bậc THCS, ở mỗi môn học giáo viên phải làm sao giúp học sinh tiếp cận được đa chiều, bao gồm cả định hướng nghề nghiệp, để làm nền tảng giúp các em chọn được môn học phù hợp tại bậc THPT”, cô Minh Anh đánh giá.

Bên cạnh đó, theo giáo viên này, việc đổi mới hướng tiếp cận môn học bằng việc đưa học sinh đến học tập, trải nghiệm ở trường ĐH còn giúp khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất tại trường phổ thông khi giảng dạy bộ môn, mang đến cho học sinh hình dung trực quan về môn học, thích thú hơn khi học tập. “Nhà trường hiện có một phòng học mỹ thuật, trưng bày những tác phẩm của giáo viên, học sinh song vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu của bộ môn, học sinh khó hình dung được sự thú vị của môn học. Việc đưa học sinh đến học tại trường mỹ thuật vừa giúp môn học sinh động, thực tế, vừa đạt hiệu quả hướng nghiệp cao hơn”, cô Minh Anh chia sẻ.

Cn thêm nhiu tr lc

Tại TP.HCM, công tác hướng nghiệp học sinh sau THCS thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh sự chủ động từ phía ngành giáo dục, từ mỗi nhà trường trong việc tổ chức đa dạng các chương trình tập huấn để nâng cao kỹ năng, năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên thì vai trò của hệ thống giáo dục nghề nghiệp mà cụ thể là các trường TC, CĐ nghề cũng ngày càng rõ nét, tham gia và hỗ trợ hiệu quả giúp học sinh THCS hình dung sớm về ngành nghề, bước đầu tiếp cận với đặc thù nghề nghiệp ở nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn TP.Thủ Đức thừa nhận, học sinh và phụ huynh vẫn chưa thực sự mặn mà với những chương trình tư vấn từ phía các trường TC, CĐ nghề. Nguyên do đến từ nhiều yếu tố, từ tư duy nhận thức cho đến cơ sở vật chất, hiệu quả đào tạo ngành nghề, và đặc biệt là một số trường quá chú trọng trong tuyển sinh. “Phải nhìn nhận rằng, để phân luồng học sinh sau THCS hiệu quả thì công tác hướng nghiệp phải đạt hiệu quả. Như vậy, trước hết các trường TC, CĐ nghề cần phải phối hợp với trường THCS làm thật tốt vai trò hướng nghiệp, giúp học sinh tìm hiểu, trải nghiệm đa dạng về ngành nghề, gắn với các môn học ở bậc THCS. Khi làm tốt được điều này thì bài toán phân luồng mới hiệu quả”, hiệu trưởng này nói.

“Yêu cu đi mi hưng nghip khi thc hin Chương trình giáo dc ph thông 2018 đt ra cho c bc THCS và THPT. Vic hc sinh THCS đưc hưng nghip t sm s giúp các em sm đnh v đưc bn thân đ chn đúng nhóm môn hc la chn theo đnh hưng ngh nghip bc THPT. Công tác hưng nghip bc THCS dù đã có nhiu chuyn biến nhưng vn còn gp khó khăn v đi ngũ, v cơ s vt cht ti các trưng THCS. Do vy, đng nghip hc sinh THCS đt hiu qu cao, h tr tt vic la chn môn hc đnh hưng ngh nghip bc THPT cn thêm s tr giúp ca h thng giáo dc ngh nghip và c giáo dc ĐH. Điu này s m ra không gian mi tiếp cn môn hc và giúp hc sinh THCS sm có cái nhìn v các lĩnh vc ngành ngh trưng ĐH đ các em có th t tin đnh hưng ngh nghip khi lên bc THPT”, Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Bo Quc cho biết.

Theo cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, Q.1), Chương trình GDPT 2018 đặt ra những yêu cầu cao cho bậc THCS đối với công tác hướng nghiệp. Việc hướng nghiệp không chỉ là phân luồng sang trường nghề sau THCS mà quan trọng hơn cả là hướng cho học sinh hiểu về thế mạnh của bản thân; phát hiện ra thế mạnh của mình ở từng môn học, các thế mạnh đó phù hợp với ngành nghề nào… Để từ đó các em nhận diện được nhóm môn học nào sẽ chọn học ở trường THPT. “Lý tưởng là vậy nhưng việc hướng nghiệp cho học sinh THCS hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, khi nhà trường đưa học sinh khối 9 đi tham quan trường nghề. Sau chuyến đi, giáo viên than “nhìn cơ sở vật chất của trường đến em còn chán, nói gì học sinh”. Như vậy, rõ ràng ngoài sự đổi mới của trường THCS, công tác hướng nghiệp ở bậc THCS muốn “tròn trịa” thì cần thêm sự trợ lực của các trường ĐH, và nhất là sự đổi mới mạnh mẽ từ phía các trường nghề”, cô An nhấn mạnh.

Sau hai năm thực hiện cách tiếp cận hướng nghiệp mới cho học sinh ở trường ĐH, cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh) khẳng định, vai trò trợ lực của trường ĐH giúp công tác hướng nghiệp học sinh của nhà trường đạt hiệu quả cao. “Trước đây, học sinh chỉ hiểu đơn giản là học mỹ thuật thì chỉ có thể làm họa sĩ. Nhưng khi được tiếp cận với mô hình mới ở trường ĐH, các em biết được thêm nhiều lĩnh vực ngành nghề ở môn học, biết thêm hướng đi của môn học…”, cô Trâm nêu ví dụ.

Từ đó, hiệu trưởng này cho rằng công tác hướng nghiệp học sinh THCS trong bối cảnh thực hiện Chương trình GDPT 2018 cần sự vào cuộc của các trường ĐH chứ không chỉ là trường TC, CĐ nghề như trước đây. Có như vậy mới giúp công tác hướng nghiệp ở bậc THCS trang bị cho học sinh kỹ năng, kiến thức bước đầu tiếp cận với các lĩnh vực ngành nghề để chọn đúng nhóm môn học ở bậc THPT.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)