Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Các trường THPT: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa mang lại hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

c sang năm th 2 dy hot đng tri nghim, hưng nghip theo Chương trình GDPT 2018, không ít trưng THPT ti TP.HCM vn loay hoay cách thc t chc, khiến hc sinh thit thòi…


Hot đng tri nghim, hưng nghip bưc sang năm th 2 trin khai  bc THPT

Loay hoay tìm… giáo án

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là nội dung bắt buộc trong Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT, với thời lượng 3 tiết/tuần. Đến nay dù là năm thứ 2 triển khai, học sinh nhiều trường vẫn “than” khi môn học được dạy như “cưỡi ngựa xem hoa”.

“Nhà trường dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng cách “dồn” cả 15 lớp vào hội trường và dành 2 giờ đồng hồ buổi chiều, từ 1 giờ 30 đến 3 giờ 30 để dạy. Mỗi tháng sẽ có 1 ngày như vậy. 15 lớp cùng chen chúc trong một hội trường để nghe về trải nghiệm hướng nghiệp, về tranh biện. Sau suốt 2 giờ đồng hồ, giáo viên cứ thao thao nói ở phía trên hội trường, em và nhiều bạn không đọng lại trong đầu được chút kiến thức gì vì hội trường vừa đông vừa ồn. Em không hiểu với cách dạy này sẽ hướng đến mục đích gì, hướng nghiệp như thế nào” – T.T – học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình) chia sẻ.

Ở một số trường THPT khác, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lại được trao hết cho giáo viên chủ nhiệm triển khai 3 tiết, bao gồm 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm và 2 tiết dạy đôi. Bằng cách dạy này, học sinh cho rằng chỉ “loanh quanh” một số nội dung trong sách giáo khoa chứ chưa thực sự mở rộng kiến thức hướng nghiệp cho học sinh.

“Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm thì giáo viên chỉ nói về các vấn đề trong lớp, trong trường là đã hết thời gian. 2 tiết còn lại được tổ chức vào sáng thứ bảy, cũng không có mở rộng bao nhiêu kiến thức ngoài việc bê nguyên xi sách giáo khoa. Chung quy lại 3 tiết trải nghiệm, hướng nghiệp mỗi tuần nhưng để tự bản thân chúng em hướng nghiệp được thì rất khó, hầu như chỉ dạy “cưỡi ngựa xem hoa”” – N. học sinh lớp 11, một trường THPT tại quận Bình Thạnh thẳng thắn.

Mi trưng mi kiu

Bước sang năm thứ 2 hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được triển khai ở bậc THPT theo Chương trình GDPT 2018, trên thực tế môn học này đang được giảng dạy theo những cách thức khác nhau, tùy từng nhà trường. Có trường phân công giáo viên ít tiết phụ trách, có trường lại tính cả tiết sinh hoạt chào cờ là 1 tiết hoạt động trải nghiệm, trường thì tổ chức dạy theo hình thức “gộp” mỗi tháng/lần, trường lại đưa lên online dạy…

Hiệu trưởng một trường THPT tại TP.Thủ Đức nhìn nhận: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dù là nội dung giáo dục bắt buộc, riêng biệt trong Chương trình GDPT 2018, có số tiết tương đương với các môn học khác như toán, văn (105 tiết/năm), thế nhưng vì không có giáo viên chuyên trách nên khi triển khai giảng dạy mỗi trường đều có những khó khăn riêng, môn học chưa đạt được như kỳ vọng.


Mi trưng hin có nhng cách thc trin khai riêng hot đng tri nghim, hưng nghip

“Năm học 2023-2024, nhiều trường THPT có xu hướng đưa hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lên dạy trực tuyến. Cách thức này được nhiều trường đánh giá là nhẹ nhàng, song tôi cho rằng không phù hợp với môn học. Vì đã gọi là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thì học sinh phải được trực tiếp tham gia vào các hoạt động, thông qua chính những hoạt động trao đổi, tương tác sẽ mang lại trải nghiệm cho mỗi học sinh, để từ đó các em hướng nghiệp cho chính bản thân mình, chứ không thể trải nghiệm online được”.

Thầy Hoàng Sơn Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình) cho biết, năm học này để triển khai hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trường phân công giáo viên bộ môn đứng lớp dạy 1 tiết, 1 tiết giáo viên chủ nhiệm phụ trách, 1 tiết còn lại là sinh hoạt chủ đề chủ điểm. Trong đó, tiết sinh hoạt chủ đề chủ điểm sẽ được trường linh hoạt tổ chức tập trung toàn khối để mang đến đa dạng trải nghiệm cho các em trong môn học.

Tuy nhiên, thầy Hải thừa nhận, với hình thức tập trung học sinh cả khối ở hội trường giảng dạy sẽ có một số học sinh ở cuối hội trường sẽ khó tiếp cận trọn vẹn môn học vì số lượng học sinh quá đông, trên 650 em. “Không có hình thức nào hoàn hảo hết cả, vì đây là bộ môn giáo viên vẫn đang phải kiêm nhiệm…” – thầy Hải nói.

Tại Trường THPT Trần Quang Khải (quận 11), với thời lượng 3 tiết/tuần, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở khối 10, 11 được phân công 1 tiết cho giáo viên chủ nhiệm, 2 tiết đôi do giáo viên bộ môn đứng lớp.

Theo thầy Nguyễn Tấn Tài – Hiệu trưởng nhà trường, khi học sinh lựa chọn môn học lựa chọn theo nhóm môn học thì sẽ có một số bộ môn bị thiếu tiết như lý, hóa, sinh, sử, địa… Do đó, nhà trường phân công những thầy cô này phụ trách giảng dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Ngoài ra, trong năm học trường cũng sử dụng thêm tiết sinh hoạt dưới cờ để thực hiện lồng ghép nội dung hướng nghiệp cho học sinh thông qua một số chuyên đề.

“Khó khăn hiện nay là giáo viên chưa được đào tạo bài bản chuyên sâu về việc dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nên vừa dạy phải vừa tự chia sẻ, trao đổi để cùng rút kinh nghiệm”.

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình GDPT 2018, thời lượng 3 tiết/tuần. Hiệu trưởng phân công người phụ trách, bố trí thực hiện trong khung chương trình chính khóa, thể hiện trong kế hoạch giáo dục, trên thời khóa biểu của nhà trường và quản lý như các bộ môn khác.

Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ. Căn cứ vào điều kiện thực tế nhà trường, hiệu trưởng phân công đảm nhận việc tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh, việc phân công giáo viên giảng dạy hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp các trường THPT cần ưu tiên giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm hơn là giáo viên ít tiết, để đảm bảo đáp ứng đúng mục tiêu của môn học.

Khương Yến

Bình luận (0)