Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Cách bảo quản thực phẩm tốt cho sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Bảo quản thực phẩm không đúng cách không chỉ khiến thực phẩm mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn khiến gia đình bạn có nguy cơ bị ngộ độc.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bảo quản thực phẩm:
Chọn quả
Khâu này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn bảo quản quả được lâu. Nếu chọn quả không đạt chất lượng thì dù kỹ thuật bảo quản có chuẩn đến đâu cũng không giữ được quả thơm ngon trong thời gian dài. Với từng loại quả bạn phải có sự hiểu biết và kỹ thuật chọn riêng nhưng dựa trên nguyên tắc chung:
– Quả phải tươi ngon, không xây xát. Có thể kiểm tra bằng cách cấu vào cuống và ngửi. Nếu cuống có mùi thơm, có tinh dầu nghĩa là quả tươi và không chất bảo quản.
– Quả chín vàng và cầm chắc tay. Không nên chọn những quả xanh và nắn mềm tay là quả non, được thu hái sớm để cất giữ được lâu. Những quả chín vàng, rắn là quả dưới gốc nên ngon, ngọt hơn…
Cách bảo quản tại nhà
– Quả sau khi được chọn lựa kỹ được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Tốt nhất nên dùng vòi có tia nhỏ, mạnh phun thẳng vào quả khiến chất bẩn và vi khuẩn nằm trên vỏ quả rơi ra.
– Ngâm quả trong nước muối trong khoảng 5 phút (không ngâm lâu vì làm biến đổi chất trong quả).
– Dùng vải mềm rửa sạch phần núm quả vì đây là nơi vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào quả gây hỏng, thối sớm.
– Dùng quạt mát làm khô quả thật nhanh trong vòng vài phút.
– Gói quả thật kín trong túi ni- lông và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15oC.
Lưu ý:
– Một số người có thói quen dùng vôi bột bôi vào núm quả. Cách làm này ngăn được vi khuẩn xâm nhập nhưng chỉ kéo dài vài ngày, khi vôi bột khô sẽ hết tác dụng.
– Đối với những quả để trên bàn thờ thắp hương thì không thể để được lâu vì khói hương làm chín quả nhanh.
– Một số gia đình dùng nước ozôn để bảo quản rau quả và yên tâm tuyệt đối nhưng thực chất, nước ozôn có tác dụng phân hủy một số chất và cũng tác dụng với một số chất khác gây độc hơn. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn không biết rau quả được phun loại thuốc trừ sâu nào, có những chất độc nào. Vì thế, lời khuyên tốt nhất là nên dùng nước muối để ngâm rửa.
– Không nên để hoa quả trong ngăn đá hoặc ở nhiệt độ quá lạnh vì khi đưa ra nhiệt độ thường, quả sẽ nhanh chín, nhanh hỏng hơn.
– Nếu có điều kiện, nên bảo quản hoa quả trong nước hòa anolyt, giá thành rẻ và đảm bảo an toàn.
– Bày cỗ lên ban thờ càng thắp ít nhang càng tốt vì trong nhang có nhiều chất làm mất mùi, mất vị, lớp vỏ bao quanh thức ăn khô, nhạt do tác dụng chất làm biến đối chất lượng thực phẩm. Khói nhang nếu thắp nhiều ảnh hưởng tới đường hô hấp.
Một số thực phẩm khác
Các bà nội trợ thường ảo tưởng rằng, tủ lạnh sẽ giúp họ giữ mọi thứ trong thời gian dài tránh cho thực phẩm khỏi ôi thiu. Vì thế, trong dịp Tết, họ nhồi nhét mọi thứ thực phẩm vào cái tủ nhỏ bé. Thực chất, tủ lạnh chỉ giúp làm chậm quá trình phân hủy của thực phẩm.
Bánh chưng: Chỉ nên giữ ở nhiệt độ 15 – 20oC trong khoảng 1 tuần. Sau khi để khoảng 4 ngày nên luộc lại để diệt khuẩn bởi quá trình làm lạnh chỉ ở phần ngoài bánh, còn nhân bánh như thịt, hành, hạt tiêu vẫn tiếp tục phân hủy.
Giò: Nên bảo quản ở nhiệt độ 4 – 10oC và duy trì ở nhiệt độ đó thường xuyên cho đến khi dùng hết. Tuyệt đối không nên bỏ ra, để hết lạnh rồi lại cho vào tủ.
Theo Đẹp

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)