Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cách chọn mua cua, ghẹ ngon, nhiều thịt

Tạp Chí Giáo Dục

Cua, ghẹ là món khoái khẩu của nhiều người, cũng được bán nhiều. Với mức giá dao động từ 200.000- 300.000 đồng/kg, nếu không khéo chọn, rất có thể bạn sẽ mua phải những con cua, ghẹ "chẳng xứng với đồng tiền bát gạo".
Cách chọn cua biển ngon
Cua biển có nhiều loại: cua gạch, cua thịt, cua nước để bạn lựa chọn theo sở thích hay theo yêu cầu chế biến của món ăn. Cua gạch và cua chắc thịt đều ngon và rất bổ dưỡng.
– Những con cua ngon thì mai cua có màu sẫm. Màu giữa mai và mặt trên của càng cua sẽ tương đồng nhau, đồng thời có màu sẫm đậm hơn những con còn lại.
– Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt. 
– Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
– Bạn nên chọn con thật tươi, nhìn yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.
– Bạn nên chọn những con cua có càng to khỏe, mặt dưới càng và bụng cua có màu cam nâu sẫm và bóng. Chắc như bắp là cua sẽ chắc thịt và đạt tuổi trưởng thành rồi đấy! Những con có màu sắc ở phần bụng và phía dưới càng nhợt nhạt thậm chí là trắng sáng thì chắc chắc cua vẫn còn non và chất lượng thịt và gạch không cao.
– Muốn ăn cua nhiều thịt thì chọn cua đực, muốn ăn cua có gạch thì chọn cua cái.
Cách phân biệt cua đực, cua gạch, cua yếm.
Cách phân biệt cua đực, cua gạch, cua yếm.
Cách phân biệt cua đực và cua cái
– Cua đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, cua cái thì yếm to.
Xem càng
– Xem màu lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kỹ hơn: cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng lâu ngày, lớp da này nhăn nheo.
Bóp yếm
– Khi bóp yếm cua, nếu bạn cảm thấy cứng tay là cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm (phập phều) thì cua ít thịt (ốp).
Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu:
– Bóp vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe (thịt ngon). Ngược lại, cua đã yếu – sắp chết. Bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần – nhiều nước (bán thịt).
Không nên chọn cua nhìn càng và mai trong hơi xanh, ấn tay và yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, ít thịt, không ngon. Nếu mua cua xong phải mang đi đường xa hoặc bảo quản lâu ngày khi thời tiết nắng nóng thì bạn phải chọn con thật tươi, nhìn yếm cua vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động nhịp nhàng linh hoạt, gai trên càng và mai cua còn sắc nguyên – loại cua này còn khỏe, dễ bảo quản hơn.
– Không chọn những gian hàng có cua bị buộc dây to, thậm chí cho ngấm nước để gian lận cân nặng. (1 con cua 700g thì dây buộc có thể lên đến 200g)
– Không chọn mua cua biển đã chết hoặc cua đông lạnh không đúng cách.
– Không chọn những con cua có vỏ yếm màu sáng trắng, gai trên mai cua nhỏ thì vẫn còn non. Những con này sẽ ít thịt và gạch.
– Nên chọn mua ở những địa chỉ đáng tin cậy và nhớ tham khảo giá cả nhiều nơi trước khi mua.
Ghẹ có gạch có màu hơi ngả vàng, các chân của ghẹ khi bóp rất chắc chứ không mềm.
Ghẹ có gạch có màu hơi ngả vàng, các chân của ghẹ khi bóp rất chắc chứ không mềm.
Cách chọn ghẹ chắc
Khác với cua, ghẹ có gạch có màu hơi ngả vàng, các chân của ghẹ khi bóp rất chắc chứ không mềm. Còn ghẹ thịt thì khi bạn bấm tay vào sát phần yếm phía dưới ức, gần chân mái chèo nếu lõm là ghẹ óp. Nếu bạn ngại sờ vào ghẹ mà chỉ cần nhìn thì nên chọn ghẹ có yếm màu đỏ, chân ghẹ tươi sẽ co chứ không duỗi.
Ghẹ có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh… nhưng ghẹ ngon, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất vẫn là ghẹ xanh. Loại ghẹ xanh có 3 chấm trên mai là ngon nhất. Ghẹ này không lớn lắm nhưng thịt rất chắc và bổ dưỡng, khi cầm nên sẽ có cảm giác nặng tay.
– Theo kinh nghiệm mua ghẹ ngon của những ngư dân, thì thời điểm mua ghẹ ngon còn phụ thuộc theo mùa nước. Những ngày cuối tháng thường hoặc đầu tháng luôn là thời điểm ghẹ béo, chắc thịt. Bạn không nên mua vào những ngày giữa tháng, thời điểm này ghẹ đang lột vỏ nên ghẹ thường óp, ít thịt và ăn không ngon.
– Không nên chọn con quá lớn, con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn.
– Chọn những con thật chắc, bằng bàn tay người lớn, bấm vào yếm không lún.
– Nếu bạn thích ăn ghẹ thịt thì chọn con đực, bạn bấm tay vào sát phần yếm (phía dưới ức, gần chân mái chèo), nếu không lõm thì đó là cua ghẹ chắc thịt.
– Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc chứ không mềm hoặc hơi lõm.
– Ghẹ đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, ghẹ cái thì yếm to.
Chú ý bộ phận sinh sản của ghẹ: Con cái thì yếm to có hình bán nguyệt, nếu đẻ nhiều ghẹ sẽ gầy ăn ko ngon, đẻ nhiều thì yếm sẽ ko khít vào thân bụng, lấy tay cạy nhẹ đã mở được ra. Nguyên do vì quá trình mang trứng nhiều lần nên yếm ko còn khít, ôm chắc vào bụng ghẹ nữa.
– Con đực yếm nhỏ hơn con cái, khi chọn con đực nên chọn con khít yếm sẽ có chất lượng ngon.
Nên chọn những con ghẹ vừa phải, đừng chọn những con nhỏ quá hay to quá đều không ngon.
Nên chọn những con ghẹ vừa phải, đừng chọn những con nhỏ quá hay to quá đều không ngon.
Mách bạn mẹo nhỏ
– Cua, ghẹ vừa làm xong còn nóng, bạn bóc yếm, mai, mang, bao tử ở gần đầu (nhớ giữ lại nước trong mai cua vì nước này rất bổ và ngon), gỡ gạch, mai của cua, ghẹ từ từ phần trên đầu xuống dưới rất dễ vì có màng gạch, bóc nhẹ là gạch sẽ ra hết, lấy chân ra bẻ phần khớp to, bẻ phần khớp dưới nhỏ hơn, kéo từ từ thịt cua ghẹ sẽ ra hết.
– Ăn cua, ghẹ xong cũng như ăn ốc, rửa tay bằng nước lá sả hoặc nước chè xanh, thêm mấy lát chanh thì sạch hết mùi tanh.
– Muốn ăn cua ngon hãy ăn vào đầu hoặc cuối tháng, vì theo kinh nghiệm trong dân gian thì chu kì cua lột vỏ để phát triển sẽ nhịn ăn trong thời gian này nên gầy và thường bị ốp (ít thịt).
– Không nên mua cua vào khoảng ngày rằm (15 âm lịch) vì đây là thời điểm cua lột vỏ, nhịn ăn nên dễ bị ốp (ít thịt).
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)