Suy giãn tĩnh mạch là bệnh phổ biến chủ yếu gặp ở người trên 30 tuổi. Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến 30% người lớn tuổi mắc bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở người lớn tuổi, người béo phì, thừa cân, ít vận động, đặc biệt những người làm nghề phải đứng nhiều trong thời gian dài có tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch cao hơn.
Giáo viên và nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
Cô Mỹ Linh là giáo viên của trường Tiểu học An Khánh, Quận 2, TP.HCM thường xuyên trong tình trạng chân bị đau nhức, tê buốt khi đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế, chuột rút về đêm, da ở mắt cá chân bị khô và ngứa rất khó chịu. Cô nghĩ mình bị thiếu canxi nhưng khi đi khám cô được chuẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nhờ các đồng nghiệp giới thiệu, cô đã tìm đến phòng khám Phước An Đường để được hỗ trợ điều trị. Sau khi uống 30 thang thuốc trong một tháng, tình trạng bệnh của cô đã có nhiều chuyển biến tích cực, chân cô không còn đau nhức, tê buốt, việc sinh hoạt hàng ngày và công tác đứng lớp giảng dạy đã thoải mái hơn rất nhiều.
Cần lưu ý biến chứn suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây tử vong
Mức độ nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch đến sức khỏe
Theo lương y Phạm Ngọc Khánh: “Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Hậu quả của nó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, huyết khối gây ra các triệu chứng nhẹ thì nhức mỏi, nặng chân, phù chân, hay bị chuột rút về ban đêm… còn nặng dẫn đến loét chân không lành, xuất huyết, lâu ngày không được điều trị sẽ khiến hoại tử chân”.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Lương y Phạm Ngọc Khánh chia sẻ kinh nghiệm, để phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch chân nên tránh đứng lâu, tránh đứng nhiều một chỗ, không để tăng cân hoặc đã tăng cân thì cần giảm béo. Nên tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn. Cần ăn các loại thức ăn có nhiều sinh tố, nhất là các loại rau quả để có đủ một số vi chất cần thiết làm tăng tính bền vững của thành mạch. Khi nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, điều đầu tiên là phải đi khám bệnh để được chẩn đoán xác định và có chỉ định điều trị thích hợp. Nên xoa bóp nhẹ nhàng hai chân (theo xu hướng vuốt dọc từ mu bàn chân lên cẳng chân) đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để làm cho máu lưu thông một cách dễ dàng.
Một trường hợp bị biến chứng nặng do để lâu ngày không chữa trị
Phước An Đường hỗ trợ hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch
Hơn 30 năm gắn bó với nghề thầy thuốc, lương y Phạm Ngọc Khánh luôn trăn trở với những ca bệnh khó. Trong đó, có căn bệnh suy giãn tĩnh mạch tưởng như vô hại nhưng rất nguy hiểm cho người bệnh. Với lòng đam mê cây thuốc, ham học hỏi, chăm chỉ tìm tòi, Lương Y Phạm Ngọc Khánh đã tìm ra bài thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Bài thuốc gồm những loại thảo dược rất dễ tìm như: Rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, huyền sâm, xuyên khung, xích thược… Tùy vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của bệnh nhân mà cân đo liều lượng thuốc sao cho phù hợp.
Hữu xạ tự nhiên hương, rất nhiều bệnh nhân từ Lào Cai, Bắc Giang, Nghệ An, Cà Mau…, đã tìm đến Thầy để được chữa trị. Ngoài điều trị suy giãn tĩnh mạch, Phòng khám Phước An Đường còn là địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân thoát vị địa đệm, đau cơ xương khớp… bằng các bài thuốc đông y, kết hợp châm cứu, bấm huyệt. Phòng khám Phước An Đường có nhiều chính sách hỗ trợ miễn phí thăm khám, bốc thuốc cho các gia đình chính sách, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em tàn tật, bại não.
PV
PHÒNG KHÁM YHCT PHƯỚC AN ĐƯỜNG
Bắt mạch – Kê toa – Bốc thuốc – Châm cứu
Địa chỉ: 799 Phạm Văn Bạch – P.12 – Q.Gò Vấp – TP.HCM
Di động: 0903 982 619 (Thầy Khánh) – 0903 032 278 (Thầy Thành)
Website: yhocphuocanduong.com
Bình luận (0)