Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cách điều trị da khô và thường nứt nẻ vào mùa lạnh

Tạp Chí Giáo Dục

Da bị khô nứt nẻ, luôn đỏ ửng, ngứa, rát, có khi còn nứt thành vệt, rướm máu là tình trạng mà nhiều người gặp phải, nhất là trong các mùa đông lạnh và hanh khô.
Dùng thuốc gì cho da khi bị nẻ là kiến thức cần thiết cho mọi người và mọi nhà, nhất là những người đang sống trong vùng thường xuyên bởi khí hậu phức tạp như lạnh quá, nóng quá, ẩm quá, khô quá!
Vì sao da bị khô?
Hàng ngày da của chúng ta cần một lượng nước nhất định để luôn giữ cho các tầng mô cơ da cơ quan đầy đặn và không bị khô. Cơ thể luôn có sự mất nước từ bên trong qua da, vào mùa đông lạnh giá, thời tiết khô hanh, hoặc khi ở lâu trong phòng điều hòa, sự mất nước này lại càng tăng mạnh, vì vậy da thường khô, dễ nứt nẻ, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già, thậm chí loét môi miệng.
Trời càng lạnh thì da càng khô hơn, đây là do hiện tượng tăng mất nước qua thượng bì khi trời lạnh. Hơn nữa do trời lạnh nên ai cũng ngại uống nước, thường đợi khát mới uống, nên lượng nước cung cấp cho da cũng ít, đó là lý do khiến da càng dễ bị nẻ hơn.
Với trẻ em, do da trẻ chưa có lớp bã nhờn và sự đàn hồi da còn kém bởi hệ thống sợi collagen non nớt nên khả năng chống chọi với mọi tác hại cũng thấp hơn nhiều lần so với người lớn.
Chính các đặc điểm trên làm cho da bé dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, tình trạng nẻ ở trẻ em thường nặng hơn. Khi da bị khô nẻ, lớp thượng bì trên cùng trở nên thô, nhăn nheo, đôi khi bong hàng lớp tế bào da chết trông như da bị mốc, nhiều trường hợp da trông xù xì. Một số người có thể bị ngứa nhẹ.
Khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao, do vậy vẫn phải uống nước đều đặn.
Khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao, do vậy vẫn phải uống nước đều đặn.
Khi bị khô và nứt, thông thường bệnh nhân nghĩ ngay đến việc dùng thuốc gì chữa nẻ, thế nhưng có cách rất hữu hiệu đó là tăng cường lượng nước cho da qua chế độ ăn.
Hàng ngày nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nước quả tươi và uống nhiều nước lọc để cung cấp đủ lượng nước cho da, da sẽ đỡ bị khô. Khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao, do vậy vẫn phải uống nước đều đặn.
Vào những ngày độ ẩm cao, trời hanh khô cần uống nhiều nước hơn. Ngày 2-3 lần lấy khăn ẩm ủ lên mặt chừng 2 phút để da bớt bị khô và căng. Nên dùng dưa chuột, cà chua, củ đậu rửa sạch, thái lát đắp mặt nạ trước khi đi ngủ. Khi đi ra ngoài trời nên đeo khẩu trang để hạn chế da bị tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi, càng dễ bị nẻ và có thể dùng mỡ vaseline để thoa giữ ẩm cho cơ thể và các vùng thường bị nứt nẻ và da khô, vùng bị lộ ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
Với da khô, dễ bị nẻ, việc chú ý giữ vệ sinh vùng nứt nẻ rất quan trọng. Cần rửa mặt nhẹ nhàng ngày 2-3 lần bằng nước ấm vừa phải, không dùng nước nóng sẽ làm cho da mất nước nhiều hơn.
Không nên lạm dụng sữa rửa mặt và xà phòng vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, da càng thêm khô.
Sau khi rửa mặt xong, có thể bôi các chế phẩm làm ẩm, mềm da. Các loại kem chứa vaselin, glyceryle, saccharid isomerate, lanolin, mineral oil… có cấu trúc ngậm nước và giữ ẩm cho da, tránh tình trạng khô da nứt nẻ. Các loại kem chứa các thành phần như dầu jojoba, vitamin E, dầu hướng dương, milk protein… thường được dùng như một sản phẩm dưỡng da chống lão hóa và giữ ẩm cho da nhằm ngăn chặn các triệu chứng như khô ráp, nhăn.  Người sử dụng kem nẻ phải hết sức cẩn trọng, trước khi dùng nên bôi thử lên bề mặt da mu bàn tay 15 phút, nếu thấy không có phản ứng mới bôi lên mặt.
Đặc biệt là với trẻ nhỏ, để chữa nẻ cho con, bố mẹ nên lau sạch da bé bằng nước ấm (không dùng nước nóng) rồi bôi lớp mỏng cetaphil lên da bé, tạo thành lớp màng mỏng ngăn da trẻ bị mất nước hoặc chọn những loại kem giữ ẩm dành riêng cho trẻ em. Nên tránh các sản phẩm có mùi thơm, chứa cồn vì có thể làm da thêm khô và có nguy cơ dị ứng.
Tuyệt đối không bôi các thuốc có chứa steroid như trangala, cortebios, chlorocid H, flucinar, fobancort, gentrisone, diprosone… Đây là các thuốc điều trị bệnh lý ở da, không có tác dụng chữa nẻ. Dùng kéo dài các thuốc này sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu như nổi mụn trứng cá, da mặt sần sùi, teo da. Có tình trạng nhiều người còn dùng thuốc mỡ tetracyclin tra mắt để chữa nẻ. Việc này rất sai lầm do mỡ tetracyclin là thuốc kháng sinh dạng bôi để điều trị tình trạng viêm, không có tác dụng chữa da bị khô nẻ, rất hạn chế dùng trên da mặt.
Mặt khác, song song với việc dùng thuốc bôi chữa nẻ, những viên thuốc làm đẹp da, chống khô da đã được nhiều người lựa chọn. Mục đích của việc dùng thuốc là tăng độ săn chắc giúp da trở nên mềm mại, mịn màng (những chất có chứa chiết xuất từ sinh vật biển hoặc collagen); duy trì độ ẩm, ngăn ngừa mất nước và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da (thuốc có chứa các chất như hyaluronic, ceramide và amino acid); cung cấp vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho da (thuốc có chứa vitamin C, A, E,…panothenic acid, selenium). Thuốc làm đẹp cho da đa số đều là thuốc không cần kê toa. Tuy được nhiều người gọi là thuốc, nhưng thực tế đây chỉ là thực phẩm bổ sung và cũng có những hạn chế nhất định. Các thành phần như collagen, vitamin, chất chống ôxy hóa… dù tốt nhưng muốn đưa vào cơ thể cũng cần có liều lượng, cách thức phù hợp với từng người.
Mặt khác, những chất này khi uống vào đều phải qua quá trình hấp thụ, chuyển hóa và sẽ có tác động đến nhiều cơ quan khác chứ không chỉ tập trung tác động lên da như ta mong muốn. Thuốc đẹp da cũng là một loại thuốc bổ, mà quá nhiều thuốc bổ thì sẽ tăng lượng độc tố trong cơ thể. Ví dụ, uống quá nhiều vitamin A sẽ gây ra chứng rụng tóc; hay uống quá nhiều vitamin C sẽ ngăn ngừa cơ thể hấp thụ kẽm… Vì vậy, trước khi dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ và dùng theo liều lượng nhất định.
Một số cách chăm sóc da khô và hay bị nứt nẻ
– Tắm hoặc rửa nhẹ nhàng bằng nước đủ ấm hoặc mát, không tắm bằng nước nóng quá dễ làm da khô và nhanh chóng lão hoá da;
– Sử dụng các sữa tắm làm mềm da hoặc sữa tắm cho trẻ em, cũng thể tắm bằng nước chanh hòa loãng (vắt 1 quả chanh vào 1-2 lít nước);
– Sữa rửa mặt nên chọn những loại nhẹ dành cho da khô hoặc chỉ rửa bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%;
– Không nên sử dụng các loại xà bông, sữa tắm chứa nhiều sút hay những sữa rửa mặt mạnh chứa thành phần tẩy da chết làm tăng khô da;
– Không nên tắm lâu quá hoặc dùng lượng sữa tắm nhiều quá;
– Không tắm hoặc rửa nhiều lần trong ngày. Thường thì vào mùa đông nên tắm 1-2 ngày 1 lần. Những người có da nhạy cảm, cơ địa dễ dị ứng thì 2-3 ngày mới nên tắm 1 lần để tránh làm tổn thương da. Những ngày không tắm chỉ lau rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm;
– Ngoài ra, chúng ta có thể uống 1 đợt vitamin E viên 400 đơn vị, ngày uống 1 viên trong 1 tháng;
– Các thuốc tuyệt đối không được bôi/ thoa để chống khô nẻ như trangala, flucina, gentrison, temproson, diproson, chlorocid H, kem trộn, kem tự chế, một số kem Đông y không rõ nguồn gốc. Các chế phẩm này có chứa chất cortisone, nếu bôi nhiều mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng.
– Về chế độ ăn uống, nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua da về mùa đông. Nên tập thói quen uống nhiều nước, uống từ 1,5-2 lít nước/ ngày. Trong chế độ ăn về mùa đông, ngoài việc phải tăng lượng calo để chống rét ta nên bổ sung thêm rau xanh, quả tươi để cung cấp thêm các vitamin, đặc biệt là cam, chanh, bưởi, chuối…
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)