Dọn dẹp, giữ nhà cửa luôn sạch sẽ là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí trong nhà được đánh giá là vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nhất, vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Vì thế, dọn dẹp, giữ nhà cửa luôn sạch sẽ là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Việc dọn dẹp nhà cửa thường mất khá nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên nếu bạn có một kế hoạch dọn dẹp khoa học, cộng thêm một số hiểu biết về "nghệ thuật lau dọn" thì công việc này sẽ nhàn nhã hơn rất nhiều. Vài lưu ý nhỏ dưới đây sẽ là "trợ thủ" đắc lực giúp bạn.
Ảnh minh họa
|
Kế hoạch dọn dẹp rõ ràng
"Lịch" lau dọn nhà bếp hiệu quả nhất
Hàng ngày:
Lau rửa sạch bồn rửa sau mỗi lần rửa bát, chế biến thực phẩm (30 giây)
Lau sạch mặt bếp ga (1 phút) Lau sạch quầy ba (nếu có), chỗ chế biến thực phẩm, bàn ăn… (1 phút) Quét, hút bụi sàn bếp (2 phút) Đổ sạch rác trong ngày (1 phút) Hàng tuần:
Lau dọn tổng thể sàn bếp (5 phút)
Lau dọn tủ bếp, sàn, kệ bếp và các thiết bị, dụng cụ trong bếp (10 phút) Đánh rửa giá để bát đĩa (4 phút) Rửa sạch bên trong của thùng rác (1 phút) Hàng quý (3-4 tháng):
Dọn dẹp, thanh lý những đồ thừa trong tủ lạnh (30 phút)
Vứt bỏ, dọn sạch sẽ những ngăn kéo để đồ dùng không dùng đến (15 phút) Tổng vệ sinh chạn bát, tủ đựng thức ăn… (30 phút) Rửa mặt bếp ga và các kiềng bếp ga (10 phút) |
Việc lau dọn tưởng chừng đơn giản lại phức tạp hơn bạn tưởng. Để việc lau dọn vừa nhanh chóng vừa hiệu quả, trước khi bắt tay vào việc bạn nên có một "lộ trình" rõ ràng: Lau vị trí nào trước, dọn khu vực nào trước… Ví dụ: Đầu tiên nên làm sạch trần và tường, tiếp đó đến cửa sổ và các đồ nội thất, cuối cùng kết thúc bằng lau sàn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên chờ đến cuối tuần hay một dịp rảnh rỗi nào đó mới dọn dẹp, những vết bẩn dồn ứ sẽ vắt kiệt sức lực của bạn trong những ngày đáng ra phải được nghỉ ngơi. Hãy phân chia việc dọn dẹp theo từng ngày, từng tuần, tháng… để luôn đảm bảo sự trong lành cho ngôi nhà bạn.
Lau những đồ dùng mà bạn nghĩ "chẳng bao giờ cần lau"
Để tiết kiệm thời gian, bạn thường bỏ qua một số vật dụng mà bạn cho rằng không cần thiết phải lau chùi như điện thoại cố định, thùng đựng rác trong nhà, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa các thiết bị… Trên thực tế, đây lại là những vật dụng ẩn chứa nhiều vi khuẩn nhất mà bạn tiếp xúc thường xuyên trong nhà. Vì thế, hãy dành thời gian để mắt tới các vật dụng này và "khử trùng" chúng thường xuyên.
"Ngăn chặn" bụi bẩn
Hơn 80% những vết bụi bẩn trong nhà là ở dạng khô, in thành dấu, vết ở trên sàn nhà. Vì thế, hãy đặt một tấm thảm chùi chân ở cửa ra vào, bạn có thể lựa chọn loại thảm gai, hoặc thảm bằng chất liệu lông cứng để giữ lại các vết bụi bẩn. Bạn cũng nên cắt một miếng đệm cách điện, hoặc những miếng lót nhỏ bằng chất mềm dẻo, cao su, để dán hoặc lót dưới các đồ nội thất hoặc đồ gốm nặng, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn.
Để giữa các bức tường luôn sạch sẽ, bạn nên kê đồ đạc cách xa tường khoảng 2,5 cm thay vì kê chúng sát hẳn vào tường, vì những vết bẩn sẽ két lại tạo thành vết hằn trên tường, rất khó khăn cho việc tẩy rửa. Bạn cũng nên đặc biệt chú ý đến các góc tường, vì đó thường là nơi tích tụ nhiều vết bẩn nhất.
Dụng cụ lau dọn đầy đủ và "chuyên nghiệp"
Bạn không nên tiết kiệm bằng cách tận dụng một loại nước lau rửa để lau từ sàn nhà đến lau kính hay một chiếc khăn để lau từ nhà xuống bếp, điều này không chỉ làm giảm hiệu quả lau dọn mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn và người thân. Vì thế, hãy sắm đầy đủ những dụng cụ lau dọn và các loại nước rửa chuyên dụng cho từng khu vực trong nhà. Các loại khăn để lau chùi nên chọn loại mềm và không có sợi bông, nhất định phải có găng tay hoặc khẩu trang để bảo vệ bạn trước hóa chất khi lau dọn..
Lịch thông minh" giúp bạn dọn dẹp phòng tắm
Hàng ngày:
– Quét, lau sạch nước ở bồn rửa, sàn (30 giây)
– Lau khô chỗ ngồi và viền xung quanh bồn cầu (15 giây) – Cọ mặt trong bồn cầu bằng nước tẩy sau mỗi lần đi vệ sinh (15 giây) – Lau khô gương, vòi rửa… sau khi sử dụng (15 giây) – Sắp xếp gọn gàng sữa tắm, xà bông tắm, xà phòng; kéo căng màn tắm, phơi khăn tắm… sau khi tắm (30 giây) Hàng tháng:
– Lau, cọ các bồn rửa (3 phút)
– Lau cọ sàn, đá ốp tường (5 phút) – Lau cửa, các khe tường (2 phút) – Dọn dẹp và bỏ túi rác trong phòng tắm ra ngoài (30 giây). Mỗi mùa trong năm:
– Giặt khô rèm ngăn vách tắm
– Dọn dẹp, bỏ bớt những đồ mỹ phẩm, sữa tắm, sữa rửa mặt quá lâu bạn không dùng đến (20 phút) – Kiểm tra tất cả các thiết bị trong phòng tắm như bình nóng lạnh, quạt thông gió, các cần gạt nước… (30 phút). |
Theo Gia Dinh
Bình luận (0)