Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cách giảm tải tại các trường mầm non

Tạp Chí Giáo Dục

Có bao nhiêu nhân tài lớn lên từ bờ ao, lũy tre làng và họ có biết lớp mầm non, lớp lá lớp chồi gì đâu, thường thì được cha mẹ gởi học ở các trường làng, mẫu giáo không ra mẫu giáo, các em chỉ được thầy cô giáo làng dạy viết được 26 chữ cái.

Biết đếm biết đọc từ 1 đến 10, biết đi thưa về trình, ai cho cái gì thì nói “xin cảm ơn”, biết tên cha, tên mẹ, con ông bà nội ngoại địa chỉ nhà để nhở có đi lạc thì nói người lớn chỉ đường về….

Các trường mầm non hiện nay cung không đủ cầu
Khi xã hội phát triển thì mô hình cũ rích này coi như bị xóa sổ mà thay vào đó là hệ thống trường mầm non, nhà trẻ ra đời cùng với cơ chế thị trường nên trường công, trường tư thục, trường bán công trăm hoa đua nở, mỗi nơi làm mỗi kiểu từ thành thị tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nhưng với mục đích là là giữ trẻ để các cha mẹ, phụ huynh an tâm đi làm, dạy các em bé nhỏ từ 2 tuổi đến 5 tuổi có những kiến thức cơ bản để chuẩn bị vào lớp một và song song với việc học là đạt cho các em một viên gạch vững chắc làm quen với bạn bè, xã hội ngay từ khi miệng còn bú sữa mẹ.
Đây là một thành quả tốt của nền giáo dục hiện đại và rất nhiều nước thành công trong đó có Việt Nam như chúng ta thấy có nhiều em nhỏ 4 tuổi mà đã hát được tiếng anh, bé Xuân Mai có thể hát từ 3 tuổi, có nhiều nhóm múa mới 5 tuồi mà rất đồng điều, nhảy hip hop…và cũng có bé 5 tuổi chơi cờ thắng người lớn…
Bên cạnh những cá nhân thành đạt của các bạn nhỏ thiếu nhi “thần đồng” này thì ngôi trường em học tiếng tăm được vang xa và bắt đầu là tâm điểm năm học mới cho con em họ, họ phải tìm mọi cách để con em họ học trường này dù bất cứ điều kiện nào nên đã có những tiêu cực xảy ra như là chạy trường, chạy lớp.
Nhiều trường chuẩn chỉ dán thông báo ngày nọ giờ kia bán hồ sơ tuyển các cháu mầm non thì đêm đó sân trường đã chật kín chỗ ngồi, vì tương lai tươi sáng hay mù mịt nhưng người làm cha mẹ không muốn cho con mình thất học nên phải thức trắng đêm để ngày mai, ngày đẹp trời nhất trong đời con là ba mẹ sẽ mua cho con một hồ sơ vào trường chuẩn quốc gia mà ba mẹ hằng mong ước từ khi con mới chào đời.
Sao lại có những cảnh như thế, thật là buồn khi mà con em chúng ta chỉ mới bước vào tuổi mầm non mà cha mẹ phải cực thân đến vậy, có cần thiết như thế không hay là do “cung không đủ cầu”.
Theo tôi khảo sát trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương thì các trường mầm non hiện nay cung không đủ cầu nhưng trái lại thì số lượng vào học lớp 1 tại các trường tiểu học thì cung thiếu cầu. Lý do này là vì đây là ba tỉnh có tỷ lệ dân nhập cư cơ học cao, các bậc cha mẹ là tuổi thanh niên nên số lượng có con nhỏ cũng nhiều, khi có con nhỏ thì phải gởi các trường mầm non, mẫu giáo vì không có ai chăm sóc.
Khi các trường công mầm non quá tải nên mới sinh ra các trường mầm non tư thục không phép mọc lên như nấm sau mưa và hậu quả các trường này dạy dỗ thì ít mà đánh đập các cháu bé thì nhiều điển hình là vụ hành hạ các em nhỏ của bà Quảng Thị Kim Hoa ở Đồng Nai năm 2008, Trần Thị Kim Phụng ở Bình Dương năm 2010 rồi nhiều vụ khác như cô giáo bịt miệng cháu bé đến chết ở Phú Nhuận TP.HCM…
Trước những thực trạng khó khăn cung không đủ cầu và các trường mần non như hiện nay thì tôi xin có một đề nghị là nên thay đổi tiêu chí vào lớp một.
Chúng ta không phải đưa ra điều kiện phải đi từ lớp chồi, lớp lá mà có một chính sách mở khi các bé lớn lên 6 tuổi thì sẽ vào học lớp một.
1- Khu vực nào thì học tại khu vực đó, cái này chúng ta đang áp dụng nhưng không thấy hiệu quả sau sự việc chạy trường chạy lớp có trường ở quận 1, TP.HCM mà đến 60% là con em từ các quận khác về học.
2- Sau khi vào lớp 1 các trường sẽ sắp xếp các em theo từng lớp.. các em học hết lớp lá thì vào lớp 1A , lớp chồi thì 1B…các em không học tại các trường mầm non gì hết chỉ ở nhà vì lý do nào đó thì vào một lớp 1Z. Sau một năm học thì sẽ biết em nào học giỏi, học hay dù là trước đó không qua lớp mẫu giáo.
– Nếu chúng ta áp dụng hai tiêu chí này thì ai giàu có sẽ chuyển đến khu vực có trường điểm thì chuyện này cũng thường thôi vì ngày trước mẹ Trang Tử muốn con mình học giỏi thành tài nên bà đã chuyển nhà ba lần để Trang Tử đi học.
– Hiện nay một số gia đình khá giả hay vì hoàn cảnh không có người đưa đón con nhỏ nên không muốn gởi con học tại các trường mầm non mà để ở nhà chăm sóc dạy dỗ nhưng khổ nỗi là những em bé dạy ở nhà thì không được xét vào học lớp 1 vì chưa qua lớp chồi, lớp lá…. Nên buộc họ phải gởi con vào các trường mầm non, như vậy là thêm quá tải cho các trường mầm non.
Hiện nay chúng ta đang phổ cập giáo dục cấp tiểu học và trung học nghĩa là mọi công dân sống trên đất nước Việt Nam điều phải đi học hết lớp 9 dù gia đình khó khăn đến đâu, đất nước còn nghèo cũng không để con em chúng ta không biết chữ.
Đây là hai ý kiến của tôi góp phần làm giảm tải tại các trường mầm non hiện nay, bạn đọc có ý kiến nào thì góp ý vào chứ gì đâu tuổi thơ bị khổ đày chỉ vì 26 chữ cái a,b,c, và người lớn cũng khổ theo.
CAO XUAN HONG LINH 
Tuổi Trẻ

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)