Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cách giáo dục về nguồn hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Va qua, 450 hc sinh khi 12 cùng thy cô giáo Trưng THPT Nguyn Du (qun 10) đã cùng nhau tri nghim mt hành trình tham quan b ích ti các khu di tích lch s cp quc gia trên đa bàn TP.HCM. Thy Hunh Thanh Phú (Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Du) khng đnh đây là công tác giáo dc v ngun quan trng, nhm vun bi lòng yêu nưc, nim t hào v lch s dân tc và tri ân công lao m mang b cõi ca cha ông.

Quang cnh bài tế “Tri ân Đc t quân Lê Văn Duyt”. Ảnh: B.V

Điểm đến đầu tiên của hành trình tìm về các khu di tích lịch sử cấp quốc gia là Lăng Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt (còn gọi là Lăng Ông Bà Chiểu). Công trình này có kiến trúc như một cung đình Huế, trong khuôn viên có lăng tẩm của vị tả quân Lê Văn Duyệt. Tại đây, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ) đã trình bày khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của vị Tổng trấn thành Gia Định hiền tài. Đặc biệt, chân dung của Đức tả quân Lê Văn Duyệt đã được khắc họa một cách rõ nét qua bài tế “Tri ân Đức tả quân Lê Văn Duyệt” do các thành viên CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ cùng thầy Hiệu trưởng và HS Trường THPT Nguyễn Du phối hợp thể hiện. Tiết mục đặc sắc này giúp HS hiểu rõ về một vị đại công thần triều Nguyễn đã có công giúp chúa Nguyễn Ánh bình định biên giới phía Tây Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, giúp dân chúng có cuộc sống an sinh, phát triển kinh tế, văn hóa và phong tục đậm đà bản sắc phương Nam.

Sau tiết mục tế tri ân tả quân Lê Văn Duyệt, diễn giả Hồ Nhựt Quang tiếp tục chủ sự nghi thức dâng hương, dâng hoa quả trong đền thờ và cùng HS viếng lăng tẩm nhằm bày tỏ lòng tri ân trước công lao của vị hiền tài tả quân Lê Văn Duyệt. Em Phạm Anh Tuấn (lớp 12A10) cho biết: “Em cảm phục vị tả quân Lê Văn Duyệt, người đã có công rất lớn để các thế hệ con cháu có được cuộc sống sung túc như ngày hôm nay. Theo em các trường nên tổ chức những chuyến tham quan di sản để HS được biết về công lao của vị tả quân. Vì thoạt nghe không ít người đã lầm tưởng đây là lăng của chồng Bà Chiểu, như thế thật là một điều thiếu sót”.

Điểm đến thứ 2 là chùa Ngọc Hoàng (còn gọi là chùa Phước Hải), nơi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thăm. Điểm đến thứ 3 là Đền thờ Vua Hùng (trong khuôn viên Thảo Cầm Viên) – điểm tham quan thu hút các em HS một cách đặc biệt bởi được thiết kế theo kiến trúc cung đình Huế, bên trong có 12 cây cột tượng trưng cho 12 con giáp. Lý giải câu hỏi “Vì sao chúng ta tôn vinh thời kỳ Hùng Vương?”, diễn giả Hồ Nhựt Quang trong vai trò là người thực hiện nghi lễ tri ân khẳng định: “Vì đây là thời kỳ lập quốc, thời kỳ định hình nên tư tưởng văn hóa tuyệt vời. Trong đó có tục trầu cau, bánh chưng bánh dầy, tục ăn cơm bằng đũa của người Việt…”. Để bày tỏ lòng tri ân trước công lao trời bể của các vị Vua Hùng, đoàn tùy tùng cùng giáo viên và HS đã dâng hương, trà quả và bánh trái phụng cúng các Vua Hùng trong không khí trang nghiêm và thành kính.

Nghi thc dâng hương và hoa qu tri ân các Vua Hùng. Ảnh: B.V

Sau khi đoàn phụng cúng hoàn thành việc dâng hương, dâng hoa, từng em HS xếp hàng trong trật tự và cung kính thắp những nén nhang như dâng tấm lòng thành lên các Vua Hùng. Trước Đền thờ Vua Hùng, thầy Lâm Vũ Công Chính (giáo viên môn toán) khuyến khích HS hãy bày tỏ lòng tri ân đối với công lao lập quốc của các Vua Hùng một cách cụ thể bằng ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, biết gìn giữ và tôn tạo các di tích cổ xưa giữa lòng thành phố hiện đại hôm nay.

Thy Hunh Thanh Phú (Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Du) khng đnh công tác giáo dc v ngun là mt s mnh thiêng liêng, nhm giúp cho các em HS cm nghim đưc công lao m mang b cõi ca cha ông xưa. Qua đó góp phn vun bi lòng yêu nưc, nim t hào lch s dân tc, cũng như xây dng ý thc bo tn và gìn gi các công trình di sn cho thế h tr. Đc bit, trong bi cnh Trưng THPT Nguyn Du là trưng tiên tiến, hi nhp quc tế, hàng năm có rt đông HS đi du hc nưc ngoài, nên công tác giáo dc v ngun đưc k vng s góp phn “rèn đúc” nên nhng đi s văn hóa ca Vit Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.

Sau khi kết thúc nghi lễ tri ân ở Đền thờ Vua Hùng, các HS lại hào hứng khám phá Bảo tàng Lịch sử TP.HCM với hệ thống trưng bày phong phú về lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử (cách đây 5.000 năm trước công nguyên) cho đến hết thời nhà Nguyễn (1945), chuyên đề về văn hóa phía Nam Việt Nam cùng một số nước châu Á. Trong đó phần thu hút các em nhất là hệ thống cổ vật văn hóa các dân tộc phía Nam, súng thần công và đại bác (thế kỷ 18-19), xác ướp Xóm Cải ở Sài Gòn vào thế kỷ 19, các tác phẩm điêu khắc Campuchia, gốm và tượng Phật của các nước châu Á.

HS chăm chú xem lonh v hành trình ra đi tìm đưng cu nưc ca Bác ti Bến Nhà Rng. Ảnh: B.V

Kết thúc hành trình tham quan di sản văn hóa tại Bến Nhà Rồng, các em HS vừa được tham gia buổi thuyết minh thú vị, vừa được chiêm ngắm những hình ảnh sinh động về cuộc đời và hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Xúc động và ngưỡng mộ khi được nghe kể về tình huống Bác Hồ ở trọ trong căn phòng 9 mét vuông tại Paris, và biết 10 thứ tiếng nhờ nỗ lực học ngoại ngữ bằng cách viết từ mới trong lòng bàn tay để tranh thủ học những khi có thể, em Nguyễn Bảo Phúc (lớp 12A11) quyết tâm sẽ nỗ lực học tập, vượt khó trong mọi hoàn cảnh, sống có ích cho xã hội để thực hiện tâm nguyện của Bác: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

Bích Vân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)