Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cách hạn chế viết sai chính tả

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua, nhiu ngưi phê phán tình trng viết sai chính t ca hc sinh hoc các em viết trong bài thi, bài kim tra bng ngôn ng chat không phù hp. Đó là điu cn chn chnh, khc phc.

Theo tác gi, nếu viết sai chính t thì kh năng giao tiếp b nh hưng. Trong nh: Giáo viên hưng dn hc sinh tiu hc viết t ng

Nhưng nếu tìm hiểu kỹ, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có phần từ giáo viên, nhất là giáo viên môn văn và các môn khoa học xã hội. Đó là bản thân giáo viên viết sai chính tả, không quan tâm đến lỗi chính tả của học sinh và không tích cực sửa lỗi chính tả của các em. Bài viết này xin gợi ý một số cách góp phần hạn chế lỗi sai chính tả của giáo viên.

Luôn c gng viết nhng t chc đúng chính t

Khi viết ra từ nào thì phải luôn chắc rằng mình đã viết đúng, nếu không thì phải tra cứu để xác định từ đúng. Phải ráng tránh viết xong mà không xem lại nên không phát hiện là viết sai hoặc viết mà thấy ngờ ngợ nhưng không kiểm tra, lâu dần thành một thói quen không tốt.

Có nhiều trường hợp sai chính tả, như do vô ý (đánh máy hoặc viết nhầm, chứ bản thân biết chữ phải viết đúng), do lặp lại một thói quen sai (từng viết sai chữ nào đó nhưng không sửa nên lần sau quen như thế), do không biết chữ cần viết đúng mà viết bừa một chữ (như không biết viết là “lẩn quẩn” hay “luẩn quẩn” mới đúng)… Trừ trường hợp vô ý cần cẩn thận hơn, các trường hợp khác thì phải khắc phục bằng cách tra từ viết đúng.

Ghi nh nhng t khó

Có những từ nếu không lưu ý có thể sẽ nhầm lẫn hoặc dùng sai. Chẳng hạn, “sáp nhập” dễ bị viết sai thành “sát nhập” do mặc định rằng “có sát (gần) thì mới nhập với nhau được”; “viển vông” thành “viễn vông” vì nghĩ rằng “viễn” có nghĩa là xa thì từ đó mới có nghĩa là “không thiết thực, hết sức xa rời thực tế”; “cổ súy” (“tán thưởng”, “ủng hộ”) và “cổ xúy” (“đề xướng và tuyên truyền”) dễ nhầm lẫn nhau… Hoặc một số từ liên quan đến dùng dấu hỏi, dấu ngã, như “ngã ba”, “ngã bệnh”, “ngã giá”, “ngã ngũ”… nhưng “ngả lưng”, “ngả nghiêng”, “ngả ngớn”, “ngả vạ”… Có thuộc lòng và cẩn thận ghi nhớ thì có thể tránh được viết sai, đồng thời có thể sửa cho người khác.

Thường xuyên chú ý những từ viết sai của người khác

Khi đọc cần quan tâm đến từ mà người khác viết sai để tự mình rút kinh nghiệm. Nếu chưa sửa được ngay thì cũng gieo cho bản thân một ấn tượng để lần sau khi viết đến chữ đó mà tránh được lỗi hoặc phải tra cứu để không viết sai. Phải tránh tâm lý “kệ người ta, miễn mình đọc và hiểu đúng là được”, vì như vậy sẽ không xây dựng ý thức tự sửa cho bản thân và cũng có thể sẽ không sửa chỗ viết sai của học sinh.

Việc thường tìm lỗi trong văn bản mà mình đọc dần hình thành một phản xạ, thấy chữ viết sai là khó chịu, nếu đang đọc văn bản thì có thể có cảm giác như “ăn cơm mà nhai sạn”, khiến không muốn đọc nữa; nếu đang viết thì phải sửa ngay, tránh tạo ấn tượng không tốt của người khác về bản thân.

T sa nhng t mà mình thy viết sai

Khi đã phát hiện bản thân hoặc người khác viết sai thì tự mình sửa và phải sửa cho đúng. Thói quen này giúp bản thân có tâm lý phải sửa chữ viết sai, ghi nhớ được cái sai đó và đồng thời nhớ được chữ viết đúng. Chẳng hạn, từ “xán lạn” (nghĩa là rực rỡ, chói lọi; thí dụ: tiền đồ xán lạn), thường bị viết sai thành “sáng lạng” hoặc “sáng lạn” vì nhiều người cảm thấy chữ “xán” không có nghĩa mà “sáng” thì nghĩa rất rõ ràng. Do đó, khi thấy các chữ này thì phải chú ý sửa, từ đó sẽ nhớ được cả chữ sai lẫn chữ đúng.

Luôn s dng t đin khi thy ng ng

Giáo viên quan tâm sa li chính t cho hc sinh là giúp các em s dng đúng tiếng Vit và thêm cơ hi thành công trong cuc sng. Đng thi, cũng là cách t răn mình không đưc viết sai chính t!

GS.TS ngôn ngữ Nguyễn Đức Dân từng nói: Các nhà bác học Pháp thường hay tra từ điển. Tức là, các nhà bác học vốn chữ nghĩa đầy mình mà còn vẫn phải dùng từ điển để tra những từ chưa rõ nghĩa hoặc không rõ nghĩa thì bản thân chúng ta sử dụng từ điển cũng là điều đương nhiên. Có lẽ không người nào tự cho mình là thành thạo tiếng Việt đến độ không cần tra từ điển, bởi những từ cổ, từ Hán – Việt, từ mượn hoặc từ địa phương… thì không phải ai cũng hiểu. Đó là chưa kể những từ chuyên ngành (thuật ngữ) vốn có thể nghe, viết nhiều lần nhưng không hoàn toàn hiểu đúng, nên vẫn cần tra từ điển để hiểu đầy đủ.

Dĩ nhiên cần phải lựa chọn những từ điển được biên soạn cẩn thận; do đó phải chú ý đến tác giả và nhà xuất bản. Một số cuốn được cho là khá tin cậy như: Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học và Nhà xuất bản Đà Nẵng), Từ điển đồng nghĩa trái nghĩa (Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa), Từ điển tiếng Việt phổ thông (Viện Ngôn ngữ học), Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học), Từ điển tiếng Việt (GS. Hoàng Phê, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa), Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, Nhà xuất bản Giáo dục)… Riêng cuốn Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học xuất bản, đã tái bản nhiều lần với nhiều chỉnh lý, bổ sung.

Chú ý sa li chính t cho hc sinh

Giáo viên phải nhận thấy rằng việc sửa lỗi chính tả cho học sinh là trách nhiệm của mình, đồng thời là một sự nhắc lại để bản thân không mắc lỗi. Một số học sinh có tâm lý xem nhẹ môn văn dẫn đến việc học môn này lơ là, từ đó khả năng viết tiếng Việt cũng hạn chế mà không ý thức được rằng đây là một điều hết sức nguy hại sau này. Bởi dù lớn lên, học sinh đó có làm công việc gì, nghề gì thì cũng gần như vẫn sẽ dùng tiếng Việt. Nếu viết sai chính tả, dùng từ sai… thì khả năng giao tiếp bị ảnh hưởng, khả năng thuyết phục bị hạn chế và vì thế cơ hội thành công cũng sẽ giảm theo.

Do đó, giáo viên quan tâm sửa lỗi chính tả cho học sinh là giúp các em sử dụng đúng tiếng Việt và thêm cơ hội thành công trong cuộc sống. Đồng thời, cũng là cách tự răn mình không được viết sai chính tả!

Trúc Giang

Bình luận (0)