Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cách kiểm tra dấu hiệu bị lừa đảo qua điện thoại

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Người dân có thể truy cập qua trình duyệt trên địa thoại hoặc địa chỉ trang web để biết mình có phải nạn nhân của các cuộc lừa đảo qua điện thoại hay không.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) vừa công bố cách kiểm tra, nhận biết dấu hiệu lừa đảo qua điện thoại.

Cảnh báo này được đưa ra sau khi liên tiếp trong thời gian vừa qua người dân bị các đối tượng xấu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại.

Cách kiểm tra dấu hiệu bị lừa đảo qua điện thoại - ảnh 1

Các cuộc gọi lừa đảo thường hiển thị dấu + hoặc 00 ở đầu số. GIANG PHƯƠNG

Để kiểm tra phạt nguội ngay tại nhà, người dân có thể mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào địa chỉ http://www.csgt.vn/ ở góc phải sẽ có mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh. Việc tra cứu phạt nguội này sẽ giúp người dân nắm được chính xác thông tin mình có vi phạm luật giao thông nào không; đồng thời, ngăn ngừa được tình trạng giả danh công an lừa đảo tiền của người dân.

Ngoài ra, người dân có thể truy cập https://www.dauhieuluadao.com/quiz/ để thực hiện các bài kiểm tra mức độ nhận biết các hình thức lừa đảo trực tuyến. Đây là một dự án thuộc chuỗi hoạt động của Google hợp tác cùng NCSC.

Trung tâm cũng khuyến cáo, để tránh trở thành nạn nhân, cần trang bị những kỹ năng cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế. Cụ thể, các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế lừa đảo hiển thị dấu cộng (+) hoặc 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải là 84 (mã nước Việt Nam), ví dụ như Moldova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)…

Các cuộc gọi này được gọi máy từ thuê bao nước ngoài tới các số điện thoại di động trong nước với mục đích lừa đảo hoặc để người sử dụng gọi lại và phát sinh cước viễn thông.

Đối tượng lừa đảo sử dụng các thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân… để dễ dàng lợi dụng lòng tin của nạn nhân.

  • Hiện, các cơ quan chức năng khi liên hệ đến làm việc đều gửi văn bản hoặc giấy mời, không làm việc thông qua điện thoại với bất kỳ trường hợp vi phạm giao thông nào.

Theo Mai Hà/TNO

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)