Tuyên truyền pháp luậtVăn minh đô thị

Cách nào để giúp trẻ từ bỏ thói quen nói tục, chửi thề?

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch ph huynh, mà rt nhiu nhà giáo dc và toàn xã hi rt quan ngi đến vic tr l ming nói tc, chi by thành thói quen. Vì vy, chúng ta cn hiu rõ mt s căn nguyên đ hn chế tn gc r tình trng này tr


Ph
 huynh cn hiu rõ mt s căn nguyên đ hn chế tn gc r tình trng nói tc, chi th  tr. Ảnh: IT

Nghe đứa con trai mới lên lớp 6 vừa nói chuyện vừa thêm vào mấy câu nói tục, chửi bậy một cách tự nhiên khiến tôi hết sức ái ngại. Cháu còn thanh minh rằng các bạn lớp con hầu như ai cũng nói tục, chúng con nói cho vui với nhau chứ không dám nói bậy trước mặt thầy cô và người lớn. Vì thiếu kiểm soát, nên từ chỗ bắt chước, trẻ con nói tục trở thành thói quen khó bỏ vì nói như phản xạ tự nhiên. Không chỉ phụ huynh, mà rất nhiều nhà giáo dục và toàn xã hội rất quan ngại đến việc trẻ lỡ miệng nói tục, chửi bậy thành thói quen. Những ý kiến đa chiều khi đánh giá thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng này, trong đó cũng không ít ý kiến đề xuất để giảm thiểu hiện tượng nói tục, chửi bậy ảnh hưởng đến xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp cộng đồng. Theo chúng tôi, hiện tượng nói tục, chửi bậy đã được báo chí phản ảnh khá đa dạng trong thời gian qua dưới nhiều góc độ. Để hạn chế tận gốc rễ việc nói tục, chửi bậy ở giới trẻ, cần hiểu rõ một số căn nguyên cơ bản sau đây:

1. Ức chế dồn nén: Một trong những nguồn gốc được lý giải dưới góc độ tâm lý học là khi con người không thỏa mãn với nguyện vọng mong muốn của mình, hoặc có thể bất lực với các đối tượng giao tiếp, đối tượng tác động hàng ngày trong quá trình sống và hoạt động nên hướng vào cách đi tìm những từ ngữ tục tĩu… để trút cái bực tức, hằn học của mình vào đối tượng đó đồng thời ra vẻ để thể hiện “đẳng cấp” và giải tỏa tâm lý. Khoa học tâm lý gọi là hiện tượng nói tục, chửi bậy do ức chế dồn nén. Hoặc khi các em được phân công một nhiệm vụ nào đó mà không đúng với khả năng, với sở trường, song vẫn phải hoàn thành thì tại thời điểm đó các em có thể chấp nhận, song lặp đi lặp lại nhiều lần, các em sẽ phản ứng bằng những lời lẽ thô tục nhất để thể hiện trong giao tiếp, trong các mối quan hệ của mình cũng như trên mạng xã hội.


Nhiu tr mưn mng xã hi đ nói tc, chi th. Ảnh: IT

2. Lây lan tâm lý, bắt chước: Hiện nay một biểu hiện rõ rệt của tâm lý xã hội là lây lan, bắt chước người khác. Cho dù điều đó được ý thức rõ rệt hay không được ý thức. Thậm chí một bộ phận giới trẻ chọn nói tục, chửi bậy như là xu hướng “trend” mà các em coi như đó là trào lưu, rồi “follow” một cách vô thức bất kể đó là điều tốt hay xấu. Khi thể hiện được nhiều người đón nhận và quan tâm, ban đầu từ một vài người rồi lây lan, tập nhiễm đến những người xung quanh. Thậm chí, có người suy nghĩ lệch lạc rằng, văng tục, chửi bậy khiến mình “cá tính” hơn, oách hơn nên không ngừng “sưu tầm” cho mình một danh sách từ bậy để “thể hiện” đẳng cấp. Từ nhận thức không đúng, cộng hưởng với cảm xúc tiêu cực khiến trẻ có những hành vi phát ngôn tục tĩu làm vấy bẩn các chuẩn mực văn hóa. Hiện tượng bắt chước trong nói tục, chửi thề đã bắt nguồn từ chính cách xã giao thiếu chuẩn của người lớn. Trong giai đoạn những năm tháng đầu đời, nhất là giai đoạn trước tuổi đi học, trẻ con chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc nói tục, chửi bậy từ những người khác trong gia đình. Nhưng dưới góc độ khoa học tâm lý, những câu nói mang tính thô tục, những hành vi bất lịch sự, lời nói khiếm nhã thường để lại dấu ấn mạnh mẽ hơn trong tâm trí của trẻ. Hay còn gọi là “vết hằn tâm lý”, lớn lên khi trẻ gặp phải điều kiện, hoàn cảnh tương tự thì trẻ có xu hướng lặp lại những hành vi nói năng của người lớn và trẻ cũng thể hiện xu hướng tương tự của người lớn trước đây (bất kể là phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực xã hội).

3. Sự tùy tiện, dễ dãi: Chúng ta không thể không kể đến căn nguyên của hiện tượng nói tục, chửi bậy này là do sự xâm nhập một cách vô tình hay hữu ý  của các văn hóa phẩm tiêu cực. Chỉ cần qua một thao tác “click” chuột trên máy vi tính để lên mạng internet, đã thấy được sự “dễ dãi, tùy tiện” khi gặp muôn vàn video clip sử dụng từ ngữ tục tĩu trong giao tiếp, ứng xử để câu view, câu like từ người trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, việc nói tục, chửi thề chưa được sự kiểm soát cũng như chế tài quản lý cụ thể. Khi trẻ thiếu sự định hướng, kiểm soát, điều chỉnh kịp thời của người lớn trong quá trình sử dụng các trang mạng xã hội như là Facebook, Zalo, Youtube… Nên các em thoải mái sử dụng mạng xã hội và đồng nghĩa là việc sử dụng cách nói tục, chửi thề một cách tùy tiện như là phương tiện giao tiếp khá phổ biến.

Cn gieo trng và vun đp cho tr nhng li hay ý đp

Mỗi nguyên nhân sẽ là cơ sở để chúng ta chung tay xây dựng những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tối thiểu nhất những biểu hiện và đi đến trị tận gốc tật xấu nói tục, chửi bậy ở giới trẻ nói riêng, trong toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, để loại bỏ triệt để một thói quen xấu thì việc làm hiệu quả nhất chính là thay thế bằng cách thường xuyên gieo trồng và vun đắp cho trẻ những lời hay ý đẹp. Đồng thời, cùng trẻ trải nghiệm những hoạt động tích cực, giàu bản sắc văn hóa. Gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội chung tay tuyên truyền, giáo dục những điều hay lẽ phải thuộc thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam, nhân rộng những điển hình tiên tiến để thế hệ trẻ noi theo.

4. Môi trường giáo dục, đời sống văn hóa, xã hội có nhiều khoảng trống: Thực tế cho thấy, khi người trẻ được giáo dục chu đáo, có hiểu biết càng sâu rộng thì ít nhiễm thói nói tục, chửi thề hơn so với số trẻ không được học hành đến nơi, đến chốn, sống “tự do”, xem nhẹ sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Môi trường giao tiếp cũng là mảnh đất hiện thực hóa của thói xấu nói tục, chửi bậy này. Trong môi trường, không gian văn hóa như trường học, rạp chiếu phim, siêu thị… thì tính chất, mức độ nói tục, chửi bậy nhẹ hơn nhiều những nơi công cộng như ga tàu, bến xe, chợ, quán cà phê, trà sữa, những tụ điểm vui chơi, giải trí nhạy cảm…

5. Khó quan sát, đo đếm, định lượng: Nói tục, chửi bậy là một dạng ngôn ngữ diễn ra ở nhiều người, nhiều đối tượng và mức độ khác nhau. Song, thực tế cho thấy nói tục, chửi bậy một khi đã trở thành thói hư tật xấu ăn sâu trong nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ thì rất khó để khắc phục, từ bỏ. Đôi khi khó nhận diện và đánh giá. Không ít trẻ ở nhà hoặc giao tiếp với người lớn thì tỏ ra ngoan ngoãn, lễ phép, lịch thiệp, đúng mực nhưng khi giao tiếp với bạn bè, nhóm cùng trang lứa, đặc biệt là khi “lang thang” trên mạng xã hội thì việc sử dụng nói tục, chửi bậy lại trở thành thói quen “cửa miệng” như để thể hiện “đẳng cấp” anh chị của mình.

ThS. Nguyn Văn Tuyến
(Ging viên tâm lý Trưng ĐH Nguyn Hu)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)